Mức tử vong của mẹ cao gấp 4 lần, trẻ bị suy hô hấp gấp hai lần rưỡi và
việc sinh mổ bị lạm dụng tại Việt Nam cao gấp 4 lần ngưỡng cho phép, so với
sinh thường, báo cáo của chuyên gia Mỹ và Việt Nam mới đây. Vì sao?
Mẹ dễ tử vong hơn
Khả năng tử vong mẹ sinh mổ cao gấp 4 lần sinh thường. Đó chỉ là một
trong hàng loạt cảnh báo đến nguy cơ sức khỏe có thể gây ra cho sản phụ và em
bé khi chọn phương pháp này để “vượt cạn”, theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Nhung –
Chủ tịch hội Phụ sản TP. Hồ Chí Minh.
Nghiên
cứu của bà cho thấy, những nguy cơ tai biến do gây tê mê, do chảy máu, nhiễm
trùng, tai biến trong khi phẩu thuật như tổn thương bàng quang, băng huyết,
rách thêm vết mổ tử cung, tổn thương đường tiết niệu, thuyên tắc mạch.
Ngoài
ra, sẹo trên cổ tử cung còn có thể bị nứt trong những thai kỳ sau.
Tai
biến khác của mổ lấy thai còn phải kể đến bệnh lạc nội tử cung, dính ruột, tắc
ruột, nguy cơ nhau tiền đạo tăng 1,7 lần, nhau cài răng lược làm cho bệnh nhân
phải cắt tử cung, nhau bong non, thai ngoài tử cung, đặc biệt là thai đóng ở
ngay vết mổ sinh cũ.
PGS
Nguyễn Thị Nhung vừa có tham luận khoa học tại Hội nghị y khoa thường niện Việt
Nam lần hai, vào ngày 23.11 vừa qua.
Theo
bà, thời gian nằm viện của mổ lấy thai sẽ dài hơn, tốn kém hơn. Sản phụ chịu
đau đớn hơn, sự chăm sóc và cho con bú cũng bị ảnh hưởng hơn sinh thường….
Trẻ sinh mổ yếu hơn
trẻ sinh thường
Trẻ
sinh mổ suy giảm khả năng miễn dịch hơn trẻ sinh thường, theo nghiên cứu của
Giáo sư Dennis L. Kásper, Đại học Harvard.
Ông
công bố tại hội nghị y khoa thường niên Việt Nam lần thứ nhì này, trẻ sinh
thường đi qua đường âm đạo nên phản ứng với những vi sinh vật có lợi theo cách
làm cho hệ miễn dịch trẻ tốt hơn.
Theo
đó, những đứa trẻ sinh mổ vì bị vô trùng hóa nên phải mất đến 6 tháng chúng mới
có được hệ vi khuẩn đường ruột giống như trẻ sinh thường.
Do
kháng thể yếu nên trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh tiêu chảy, dị ứng, hen suyễn,…
Đối
với trẻ mổ lấy thai, việc mổ gây ra những tai biến khác như dao mổ có thể phạm
vào thai nhi.
Hội chứng suy hô hấp cấp (RDS) xảy ra đối với trẻ sinh mổ sớm và cũng
xảy ra với ngay cả trẻ sinh mổ đã đủ trưởng thành, gấp 2,6 sinh thường
Trong khi đó, nhiều đứa trẻ sinh non, và điều này đang tăng, chỉ vì do
cha mẹ chúng muốn mổ sinh vào ngày, giờ mà họ tin là “đẹp”.
Việt Nam lạm dụng gấp
4 lần mức an toàn
Mặc dù mổ lấy thai có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và
con nhưng đáng lo ngại là nó đang được áp dụng phổ biến trên thế giới và cả
Việt Nam.
Theo khuyến cáo của Tố chức Y tế thế giới, tỉ lệ mổ lấy thai tốt nhất là
dưới 15%. Trong khí đó tỉ lệ này ở nước ta hiện nay là 40%, gấp 4 lần mức an
toàn.
Nguyên nhân làm cho tỉ lệ mổ lấy thai tăng là do: số người sinh con so
tăng, mẹ lớn tuổi mới mang thai, song thai, có vết mổ lấy thai cũ, máy soi tim
thai giúp phát hiện sớm các trường hợp suy thai.
Nhưng điều đáng báo động là động lực thúc đẩy tỉ lệ mổ lấy thai tăng cao
không phải vì lý do y khoa.
Về phía bác sĩ, muốn sinh nhanh để đỡ tốn thời gian theo dõi. Vì một ca
sinh mổ chỉ diễn ra trong khoảng 20 – 30 phút, trong khi chờ sinh thường đến 12
giờ.
Mổ lấy thai giúp bệnh biện tăng thêm viện phí hơn sinh thường. Có lẽ đây
là lý do tỉ lệ mổ lấy thai ở bệnh viện tư cao hơn bệnh viện công.
Trong khi đó sản phụ và người nhà muốn sinh mổ vì sợ đau, muốn giữ sự
rắn chắc của tầng sinh môn và nhất là sinh theo lá số tử vi (chọn ngày, giờ
tốt).
Cuộc sống khấm khá, kỹ thuật y khoa phát triển không ngừng dễ đánh lừa
sự lựa chọn mổ lấy thai của nhiều sản phụ, nhất là ở các đô thị.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đã được áp dụng phổ biến trên toàn thế
giới nhưng mổ lấy thai vẫn là một phương pháp không an toàn. Do đó, chỉ sinh mổ
khi không thể sinh thường được.
Về phía thầy thuốc, theo qui định của ngành, mổ lấy thai không vì lý do
y khoa là vi phạm y đức. Song trên thực tế , vì lợi ích cá nhân một bộ phận bác
sĩ vẫn đồng thuận với mổ lấy thai khi không cần thiết. Vì vậy cần đẩy mạnh giáo
dục y đức, nâng cao hiệu quả chẩn đoán bằng hội chẩn. Có vậy thì việc kéo giảm
tỉ lệ mổ lấy thai xuống con số an toàn là dưới 15% theo khuyến cáo của Tổ chức
Y tế Thế giới mới sớm thành hiện thực. PGS.TS.BS Nguyễn Thị Nhung kết luận.
Dư
Khanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét