3
nghiên cứu quy mô tại Mỹ cho thấy nhiều người đang lãng phí tiền bạc vào
vitamin tổng hợp, thực tế thì các dược phẩm bổ trợ này không hiệu quả trong
việc làm giảm nguy cơ bệnh tật, theo LiveScience ngày 16-12.
Các nghiên cứu đăng tải trên tạp
chí Annals of Internal Medicine
gồm hai thí nghiệm lâm sàng mới và một bản tổng hợp quy mô lớn về 27 thí nghiệm
lâm sàng trước đây do đơn vị đặc nhiệm về dịch vụ phòng bệnh Mỹ (USPSTF) tiến
hành.
Không ngăn ngừa bệnh mãn
tính
"Để có một cuộc
sống lành mạnh, con người nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn
hằng ngày và duy trì tập thể dục đều đặn thay vì dựa dẫm vào các loại thực
phẩm bổ sung"
Giáo sư Edgar Miller
|
Theo CNN, bảng phân tích tổng hợp 27
thí nghiệm lâm sàng trên 450.000 tình nguyện viên cho thấy vitamin tổng hợp
không có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư hay bệnh tim mạch. Nghiên cứu
thứ hai tiến hành trên 1.700 bệnh nhân từng lên cơn đau tim sử dụng vitamin
tổng hợp mỗi ngày trong năm năm. Tuy nhiên hơn 50% ngưng dùng vitamin, do đó
các tác giả nghiên cứu khó đưa ra kết luận chính xác. Trong khi nghiên cứu thứ
ba khảo sát trên 6.000 người già từ 65 tuổi trở lên dùng một viên vitamin tổng
hợp mỗi ngày trong 12 năm, phân nửa số người dùng thuốc thật và phân nửa còn
lại dùng giả dược.
Kết quả kiểm tra cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm. “Thông
điệp rất đơn giản: hầu hết thực phẩm bổ sung không ngăn ngừa bệnh mãn tính hay
cái chết, công dụng của chúng không rõ ràng và nên tránh dùng” - các bác sĩ
tham gia nghiên cứu nhận định.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh vitamin
tổng hợp và khoáng chất bổ sung chỉ dành cho người thật sự thiếu hụt chất dinh
dưỡng chứ không dành cho người bình thường muốn ngăn ngừa hoặc muốn điều trị
một căn bệnh nào đó.
Giáo sư Edgar Miller thuộc ĐH Johns
Hopkins tại Baltimore nhận định phần lớn tâm lý người dùng vitamin là nhằm bổ
sung vi chất, khoáng tố dù việc bổ sung vitamin không cần thiết cho những người
khỏe mạnh. Theo GS Miller, một số người cần đến vitamin tổng hợp do chế độ ăn
uống của họ thiếu chất dinh dưỡng.
Các nghiên cứu mới này củng cố cho
các phát hiện trước đây của giới y khoa về việc thực phẩm bổ sung không mang
lại lợi ích cho sức khỏe con người, kể cả vitamin B hay chất chống oxy hóa,
thậm chí một số trường hợp còn có hại.
Theo LiveScience, các nhà nghiên
cứu cho biết kết quả từ các thí nghiệm lâm sàng trên hàng chục ngàn người cho
thấy beta-carotene, vitamin E và liều vitamin A lớn có thể làm tăng nguy cơ tử
vong. CNN đưa tin những người hút thuốc lá dùng thực phẩm bổ sung beta carotene
lại có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Chỉ bổ sung khi được bác sĩ xác định có thiếu hụt vitamin
Đây là lời khuyên của ông
Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm,
Bộ Y tế VN. “Chỉ sử dụng vitamin khi chế độ ăn thiếu hụt vitamin hoặc có trục
trặc về khả năng hấp thụ vitamin, được bác sĩ xác định thiếu vitamin. Vì khi
chế độ ăn cung cấp đủ vitamin, hoặc bổ sung vitamin đúng liều lượng thì có tác
dụng. Ngược lại nếu thừa vitamin thì cơ thể lại đào thải hết, việc bổ sung là
vô tác dụng, có khi còn gây bệnh cho cơ thể” - ông Hùng cho biết.
Theo ông Hùng, các trường hợp
thừa vitamin A có thể gặp hiện tượng chán ăn, buồn nôn. Thừa vitamin B12 có thể
đào thải hết qua đường nước tiểu, thừa vitamin C sẽ đào thải qua mồ hôi và có
thể lắng cặn gây sỏi thận.
Ông Hùng cũng cho rằng hiện
nay thế giới coi vitamin tổng hợp là thực phẩm, giá có thể cao do kết cấu giá
gồm cả thương hiệu và cả giá trị ảo của thị trường. “Song ý kiến của tôi là chỉ
sử dụng vitamin khi có ý kiến của bác sĩ về việc cơ thể thiếu vitamin, chế độ
ăn không đủ vitamin hoặc người cần bổ sung vitamin do thường ăn thức ăn nhanh,
không đủ vitamin...” - ông Hùng khuyến cáo.
ANH
THƯ - LAN ANH (Báo Tuổi trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét