Người đàn ông trung niên đổ gục
xuống hành lang khu tầm soát ung thư, bệnh viện Ung bướu TP. HCM, sau khi nhận
kết quả và biết mình bị ung thư vòm hầu họng.
Hoảng sợ
Đó là hình ảnh vẫn thường xảy ra ở
đây. Khoảng 60 người, cũng đang hồi hộp chờ đợi, đã chứng kiến anh Tiêu Đức
Hùng đổ xuống như cây chuối.
Phải một lúc lâu mới
bình tĩnh trở lại, người đàn ông từng trải Tiêu Đức Hùng, 45 tuổi, ngụ quận 10,
TP.HCM, mới nói được: “Tui nghe nói, bị ung thư vòm hầu họng được xạ trị nhiều
lần nhưng không khỏi và biến chứng sang ung thư gan rất nhanh. Thời gian từ lúc
phát hiện đến giai đoạn cuối chỉ có 2 hoặc 3 năm”.
Chị H.T.N.B (47 tuổi, ở Đồng Nai)
cách đâu ba năm, thấy ngực mình có cục u rất lạ, núm vú bị kéo tụt vào trong,
thỉnh thoảng chảy ra dịch rất bất thường. Khi cầm tờ kết quả trên tay bước chân
chị không còn vững mà ngã quỵ ngay hành lang bệnh viện. Chị vừa gọi điện cho
chồng vừa khóc thông báo mình bị ung thư vú giai đoạn hai.
Bao nhiêu số tiền dành
dụm được trước đây của hai vợ chồng để nuôi hai con ăn học đều đổ dồn vào lần
mổ ung thư vú cho chị. Nhưng bệnh chị chưa kịp khỏi thì anh lại được chẩn đoán
bị ung thư phổi sau đó một năm khiến chị không còn tâm trí đâu lo cho mình.
“Quá nhanh” là ấn tượng mạnh nhất chị
đối diện với căn bệnh này, hơn cả sự đau đớn của cơ thể. Giờ, lý do chị cố
gượng là vì các con, dù đếm từng ngày.
Chỉ còn đường chết và
chết nhanh là một trong những nguyên nhân khiến người ung thư hoảng sợ.
Trong buổi sáng 10.12, trong khoảng 60 người
đến để tầm soát như anh Hùng, có 5 trường hợp xác định ung thư như: vòm hầu
họng, gan, cổ tử cung, vú… Mỗi ngày, riêng BV này phát hiện 5 – 7 ca mới.
Anh Hùng và người đồng bệnh gia nhập vào nhóm
6.000 bệnh nhân mới tại TP. HCM mỗi năm và 150.000 người ung thư mới mỗi năm
trên toàn quốc.
Theo bác sĩ Lê Hoàng Minh, chủ tịch Hội ung
thư TP.HCM, giám đốc Bệnh viện ung bướu TP.HCM, tình hình ung thư ở TP.HCM đang
có dấu hiệu gia tăng. Thống kê của Bệnh viện ung bướu TP.HCM, mỗi năm số lượng
bệnh nhân mắc ung thư tăng khoảng 10%.
Tại
hội thảo phòng chống ung thư TP.HCM diễn ra vào ngày 5.12, các chuyên gia về
ung thư đã thảo luận nhiều về nguyên nhân và cách phòng ngừa, bên cạnh các
chuyên đề chữa trị.
“Dù có nhiều nguyên nhân không rõ ràng,
nhưng có 2 nguyên nhân chính khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh ung thư là
thói quen ăn uống và môi trường sống”, bác sĩ Minh nhấn mạnh
Sát thủ khói bụi
Ô nhiễm không khí, nhất là ở các đô thị lớn
như TP. HCM, là nguyên nhân làm cho ngày càng có nhiều người mắc bệnh ung thư.
“Ô
nhiễm không khí là hỗn hợp của nhiều chất gây bệnh, bao gồm khí thải của các xe
trên đường, khí thải các nhà máy công nghiệp, bụi không khí… Những loại khói
bụi này có gần 100 chất có thể gây ung thư”, giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng,
chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết.
Theo
giáo sư Hùng, khi sức khỏe con người bị yếu, gặp phải ô nhiễm không khí dễ bị
các vi khuẩn tấn côn gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm nhiễm đường hô hấp
trên và dưới. Với viêm thanh quản cấp, nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời thì
bệnh sẽ khỏi sau 5 đến 10 ngày.
Tuy
nhiên, nếu không có phương pháp thích hợp, viêm nhiễm sẽ nặng thêm, bệnh tái
phát nhiều lần dễ chuyển sang giai đoạn viêm thanh quản mạn tính. Đây chính là nguy
cơ cao biến chứng thành ung thư thanh quản.
“Chưa
thể biết chính xác việc hít khói bụi bao lâu sẽ gây bệnh, nhưng với ung thư
phổi thì khoảng 10 đến 20 năm kể từ khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm sẽ phát
sinh ung thư”, giáo sư Hùng cho biết thêm.
Hồi tháng 10 năm nay, lần đầu tiên Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) công nhận ô nhiễm không khí là tác nhân hàng đầu gây ung thư.
Cơ
quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC ), thuộc WHO cho biết, khói thuốc lá,
bức xạ tia cực tím và phóng xạ plutonium cũng được xếp vào loại ô nhiễm không
khí.
Trước
đây, không khí ô nhiễm được xác định là chỉ gây ra các bệnh tim, phổi nhưng
IARC tập hợp hơn 1,000 nghiên cứu và báo cáo độc lập về môi trường và sức khỏe
ở cả 5 châu lục để đi đến kết luận.
Bác
sĩ Kurt Straif, người đứng đầu cơ quan Nguyên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) có trụ
sở tại Pháp, nói ‘không khí mà chúng ta đang hít thở là một hỗn hợp các chất
gây ung thư. Mặc dù chúng ta từ lâu đã biết ô nhiễm không khí không chỉ là
nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn là nguyên nhân môi
trường hàng đầu dẫn đến những tử vong do ung thư’.
Ngoài ra, WHO còn kêu gọi chính phủ
các nước phải có những hành động kịp thời để bảo vệ nguồn không khí sống hiện
nay.
Hôm nay, người đàn ông từng trải Tiêu Đức Hùng đã gục ngã. Ngay hôm nay
anh sẽ phải bắt đầu phần đời tiếp theo mà anh chưa bao giờ hình dung trước đây.
Có thể anh sẽ tìm thấy lý do để chống lại bệnh tật như chị H.T.N.B ở Đồng Nai.
*
Ca sĩ Wanbi Tuấn Anh thì thào chỉ “muốn
chết”, để được thoát. “Chết nhanh” chưa phải là điều đáng sợ nhất so với những
cơn đau và tuyệt vọng, nên xảy ra hội chứng tự sát ở người ung thư. Trong khi
đó, sát thủ gây ung thư hàng đầu vẫn âm thầm trong nguồn thức ăn mỗi ngày. Đó
là những nội dung sẽ được đề cập vào những kỳ sau.
Hồ
Quang, Hà Lê, Mai Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét