A-Điều kiện cai thuốc :
Vấn đề cai thuốc lá
đã được đặt ra từ lâu mà số người giảm hút thuốc không được bao nhiêu, còn số
người hút thuốc cứ càng ngày càng tăng, nên số lượng thuốc lá sản xuất mỗi ngày
một nhiều hơn, đến nỗi cơ quan y tế thế giới phải báo động về những tai hại của
thuốc lá đã làm nhiều người chết vì ung thư phổi và gan gia tăng. Các quốc gia
đã phải đặt vấn đề cai thuốc lá lên hàng chính sách, một mặt tăng gía thuốc lá
và tăng thuế thuốc lá khiến giá thành một bao thuốc qúa cao hy vọng sẽ chặn
đứng được một số người không có đủ tiền mua thuốc hoặc một số người không ghiền
mấy cảm thấy mình đã phung phí tiền bạc không phải là nhu cầu cần thiết, mặt
khác, các cơ quan y tế cấp quốc gia tận dụng hệ thống truyền thông phổ biến
những tai hại hiểm nghèo có hại đến sức khỏe của việc hút thuốc, và phổ biến
chương trình giúp đỡ miễn phí cho những ai muốn cai thuốc lá. Kết qủa trông
thấy rõ là những người nghiện thuốc đang bỏ thuốc, còn số người đã bỏ thuốc
được một thời gian lại hút trở lại. Tại sao lại mâu thuẫn như vậy ?
Thực ra nỗ lực
trên chỉ là phương tiện gián tiếp giúp đỡ cho những người muốn cai thuốc, còn
phương tiện trực tiếp giúp cho người nghiện muốn thực sự bỏ thuốc chính là ở
bản thân họ lại lệ thuộc vào ba yếu tố quan trọng sau đây :
B-Mục đích cai thuốc :
Trước hết phải định
mục đích, tại sao phải cai thuốc, có 3 mục đích chính :
a-Vì sức khỏe :
Những người nghiện
thuốc lá cảm thấy sức khỏe của mình càng tồi tệ, tim mạch xáo trộn, mạch đập
nhanh, áp huyết cao, nhức đầu, chóng mặt, ho khan, thở hổn hển, suyễn, tính
tình nóng nẩy, gân cơ co rút, cứng đầu gối, đi lại khó khăn.. những dấu hiệu
bệnh tật này xẩy đến trên cơ thể họ mỗi ngày một gia tăng có thể nguy hiểm đến
tánh mạng . Họ còn muốn sống sợ chết, họ đã tự nguyện bỏ thuốc lá không hút
nữa.
b-Vì hạnh phúc gia đình :
Có những người khi
còn độc thân, làm bạn với thuốc lá cho bớt cô đơn, tìm ngẫu hứng thả hồn theo
khói thuốc, vì nghề nghiệp cần phải xã giao.. nhưng khi lập gia đình, người hôn
phối không chịu nổi khói thuốc lá, đề nghi mình bỏ thuốc, hoặc khi vợ mang thai
ngửi thấy mùi thuốc bị nôn mửa làm mệt, hoặc sợ trong máu nhiễm độc thuốc lá sẽ
làm hại bào thai, hoặc sợ con cái trong nhà sẽ bị ảnh hưởng khói thuốc làm hại
đến sức khỏe, hoặc sợ mình là bậc cha mẹ sẽ làm gương xấu cho con cái bắt chước
sẽ không tốt cho con mình, hoặc khi chúng ta còn ở chung với ông bà cha mẹ
không thích hút thuốc, mình cảm thấy hút trước mặt họ là bất kính, nếu chúng ta
là những người có lễ độ kính nể cha mẹ, khi cha mẹ khuyên mình bỏ thuốc ,mình
cứ vẫn hút sẽ cảm thấy mình bất hiếu không vâng lời cha mẹ, một yêu cầu nhỏ mà
mình không làm được sau này mình dạy dỗ con mình dễ gì chúng tuân theo. Cho nên
những người nghiện thuốc vì hạnh phúc gia đình, sẵn sàng hy sinh nhu cầu của bản
thân mình thì dễ dàng bỏ thuốc.
c-Vì kinh tế :
Đa số những người nghèo là những
người nghiện thuốc lá. Tiền kiếm được không đủ ăn, lại bị cơn ghiền đốt cháy
túi, nên họ phải miễn cưỡng giảm bớt chi tiêu về thuốc lá để dành tiền mua
lương thực hoặc những thứ khác cần thiết hơn, chẵng hạn như một đứa con lớn
trong gia đình học trung học, cần cha mẹ cho tiền mua một máy computeur, cha mẹ
không có tiền cứ khất tháng này sang tháng khác mà không thực hiện nổi đến nỗi
mất mặt với con cái, đành phải cai thuốc dành tiền mua máy cho con, sau thời
gian bị bắt buộc nghỉ hút thuốc một cách miễn cưỡng rồi đâu lại vào đấy, cho
nên vì lý do kinh tế khó mà cai thuốc được, thậm chí nghiện thuốc, thất nghiệp
không có tiền mua thuốc, phải xin thuốc từ bạn bè hoặc xin tiền người khác để
mua thuốc hoặc ăn cắp vặt để có tiền mua thuốc hút qua cơn nghiện.
C- Nhân cách :
Nhân cách cũng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề cai thuốc lá.
Khi vấn đề cai thuốc lá đã trở thành chính sách của một quốc gia, thì từ vị nguyên thủ quốc gia đến các nhà lãnh đạo, tổng bộ trưởng, các bác sĩ, các cơ quan y tế, bệnh viện, các nhà giáo dục, các nhà truyền thông .. nếu không tự mình cai bỏ thuốc trước để làm gương thì dân chúng làm sao mà hưởng ứng tuân theo.
Khi vấn đề cai thuốc lá đã trở thành chính sách của một quốc gia, thì từ vị nguyên thủ quốc gia đến các nhà lãnh đạo, tổng bộ trưởng, các bác sĩ, các cơ quan y tế, bệnh viện, các nhà giáo dục, các nhà truyền thông .. nếu không tự mình cai bỏ thuốc trước để làm gương thì dân chúng làm sao mà hưởng ứng tuân theo.
Nhân cách đầu tiên trong vấn đề cai thuốc là tính tự trọng, mình không tôn trọng mình làm sao người khác tôn trọng mình cho được, cho nên tự mình phải giữ lời hứa, nói là phải làm để làm gương, không nói láo, không hút lén lút, chẳng hạn bạn là một bác sĩ khuyên bệnh nhân cai thuốc vì sức khỏe của bệnh nhân, họ tin theo lời khuyên của bạn vì lý do sức khỏe, nhưng bất chợt họ thấy bạn lén lút hút thuốc ở trong xe hơi của bạn nơi bãi đậu xe sau khi tan sở thì còn đâu là nhân cách của bạn nữa.
Những người có chức phận địa vị trong xã hội đều được đào tạo từ ngành
giáo dục, nên nhân cách của các giáo sư có ảnh hưởng đến nhân cách của học trò
khi ra trường, cho nên nhân cách của toàn xã hội được cao hay thấp là phải
trông vào gương của các thầy cô giáo. Nhân cách có ảnh hưởng từ học đường, được
duy trì củng cố từ gia đình và được ứng dụng thành thói quen ngoài xã hội, nên
hầu hết những người có học đều có nhân cách, nhưng tại sao trong giới này cũng
có nhiều người nghiện thuốc lá ?
Trong giáo lý Phật giáo, mọi người đều có đủ ba tính tham-sân-si, chỉ
khác nhau ở chỗ bản tính của nó được lộ ra một cách thô lỗ, trắng trợn thấy rõ,
hoặc vi tế không thấy được. Những người có học thức tránh được tính tham-sân-si
thô, còn vi tế không tránh được vì không biết. Si là mê muội, mê cái gì mà
không bỏ được gọi là si ,cho nên tham mê cờ bạc, rượu chè, trai gái, là thô,
thấy rõ được, hễ ai cấm cản mất quyền tự do tham mê của mình là mình nổi giận
phản đối liền gọi sân, nhưng mê thuốc lá không bỏ được cũng là si vi tế, vì
mình không thấy đó là si, nếu vợ con cấm cản, nói đến tai hại của thuốc lá có
ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, mình cảm thấy mất tự do, chạm tự ái, nổi giận
đùng đùng, chống đỡ ngụy biện. Chỉ có tham-si mới nổI giận vô lý, như vậy mình
cũng đâu có tự trọng mình. Trong giới trí thức, người nghiện thuốc lá đa số là
nhà văn, nên cái si mê vi tế này không thấy, họ không nổi giận, nhưng ngụy biện
cho rằng nhờ khói thuốc ý văn mới lai láng, không có thuốc sẽ mất hứng viết
văn, thực ra các văn nhân thi sĩ thời Trung hoa cổ đại làm gì có thuốc lá để
hút, họ tìm cảm hứng yên-sĩ-phi-lý-thuần (inspiration ) để sáng tác văn thơ nhờ
ngoại cảnh, nhờ vào các chung trà, hoặc sang hơn nữa đặt thêm lư trầm tỏa hương
thơm để lắng lòng yên tịnh tìm hứng văn thơ, thật là tao nhã có nhân cách.
Nhân cách là một giới luật vô hình ràng buộc, giúp cho mình cai thuốc lá
được dễ dàng, người đánh mất nhân cách thì có đời sống thiếu tự tin, buông thả
bất cần đời và bất cần tôn trọng bản thân mình thì làm gì nói đến vấn đề cai
thuốc lá.
D- Thái độ cai thuốc lá
:
Có hai thái độ để cai thuốc lá: Tiêu
cực và tích cực .
1-Thái độ tiêu cực :
Thái độ tiêu cực là nửa muốn cai thuốc, nửa còn sợ những biến chứng khi
lên cơn nghiện dằn vặt, họ là người thiếu ý chí, thiếu qủa quyết, họ muốn nhờ
vào người khác giúp đỡ, hoặc nhờ vào một phương pháp hoặc một cơ quan hay một
tổ chức cai thuốc nào hoàn hảo giúp đỡ như dùng một loại thuốc chữa bệnh để
giảm hút thuốc, hoặc tham dự vào những khóa cắm trại ngoài trời trong một tập
thể có tổ chức dành riêng cho những người muốn cai thuốc, Họ cần phải có một
hình thức kỷ luật mới có thể vượt qua được những khó khăn của cơn nghiện thuốc,
nhất là cơn nghiện của thuốc phiện và sì-ke còn vật vã khổ sở hơn cơn ghiền
thuốc lá.
Ở Việt Nam sau giải phóng 1975, những người nghiện thuốc phiện rất khổ
sở bị cơn ghiền hành hạ, cho nên vẫn lén lút tìm mua để hút, hoặc cạo xái còn
dính lại ở bàn đèn, ống điếu. Khi bị bắt đi cải tạo, cộng sản áp dụng câu châm
ngôn ‘ lao động là vinh quang, không làm thì chết đói ‘, lúc đó những người
nghiện dù có bị dằn vặt khổ sở đến đâu, cai tù cũng bỏ mặc, tự mình phải chống chỏi
qua cơn nghiện, phải lao động mới có cơm ăn sẽ trở thành một nhu cầu thiết yếu
hơn, nhờ đó dân nghiện không muốn cai cũng không được. Còn nếu như cai tù bắt
gặp khi khám xét thức ăn và qùa của thân nhân gửI vào tiếp tế có lén lút gửi
xái thuốc dấu trong cơm, trong ruột bánh mì, cai tù sẽ bắt phạt giam cùm chân
trong xà lim biệt giam không cho ăn uống một hai tuần lễ ,sau thả ra cũng không
dám tái phạm.
Ở xứ tự do, không được phép vi phạm nhân quyền, nên vấn đề cai thuốc là
tự nguyện. Nếu chúng ta lỡ nghiện thuốc lá mà muốn cai thuốc phải tự đưa ra một
hình thức kỷ luật cho bản thân bằng một trong các phương pháp sau đây :
a- Trong đầu lúc nào cũng
tự nhắc nhở : ‘Tôi muốn cai thuốc ;
và khi tay đụng đến thuốc lá thì hãy mạnh dạn vứt bỏ không chần chừ hối tiếc,
lục soát ngăn tủ, ngăn kéo, túi quần, túi áo nếu có thuốc hãy vứt hết vào thùng
rác.
b-Thỏa thuận với vợ con,
bạn bè giúp đỡ bằng cách hễ thấy mình phì phèo điếu thuốc thì nhắc nhở mình vất
đi, và tìm những điếu còn lại trong túi cũng vất đi luôn.
c-Nếu mình quên nhân cách,
lỡ tái phạm, vợ con bạn bè nói chẳng ăn thua gì còn làm mình quê thêm, thì tự
mình phạt mình bằng tiền bỏ ống, mỗi lần hút một điếu phạt bỏ ống 5 đồng, nếu
phạt tiền thấy nhàm chán, làm lơ không bỏ ống thì tự mình phạt mình bằng tát
tai 5 cái cho một điếu thuốc.
d-Nếu mình còn lì lợm, tự
mình không tuân theo kỷ luật do mình đăt ra vì nhu nhược, không can đảm và qủa
quyết, mình thuê hẳn một người theo sát bên mình dể nhắc nhở mình, nếu không có
kết qủa, hãy dùng biện pháp mạnh hơn, mình làm một tờ giao kèo thỏa thuận với
họ, nếu thấy tôi hút thuốc hãy tát tôi 5 cái ,biện pháp này bất đắc dĩ, vì quả
thật mình qúa si mê ngu muội , mình vừa mất tiền thuê người vừa bị ngườI tát
mình để nhắc nhở mình phải bỏ thuốc mà mình vẫn chưa bỏ được thì đừng bao giờ
mơ tưởng đến vấn đề cai bỏ thuốc được thành công.
2-Thái độ tích cực
:
Thái độ tích cực là quyết
chí bỏ ngay, tự mình đưa ra tối hậu thư, hay một lời thề, lời hứa, kể từ nay
tôi không hút thuốc nữa.
Ngày xưa, bên Trung
hoa, mọi người ham có được sức khỏe tốt, sống lâu, họ thấy một vị thiền sư ngoài
80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh trẻ trung như tuổi 50-60 ,họ hỏi nhà sư có bí quyết gì
xin chỉ dạy. Thiền sư đáp :’ Đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì ngủ ‘.Họ nói
với thiền sư : ‘ Tưởng ngài có bí quyết gì hay, chứ những điều như thế con nít
8 tuổi cũng đã biết.’ .Ngài đáp : ‘ Phải, Con nít 8 tuổi cũng đã biết, nhưng
đến 80 tuổi làm vẫn chưa xong.’ Qủa thật lúc nào vẫn còn duy trì được những
điều đơn giản đã biết và thực hành luôn không ngừng nghỉ như vị thiền sư đã dạy
thì sức khỏe mới được tốt mãi. Cũng như thế, việc cai thuốc chỉ là một hành
động đơn giản là bàn tay không được cầm đến điếu thuốc lá, là đã tự cai thuốc,
nhưng có duy trì được mãi hay không khi trông thấy người khác hút thuốc hay mời
thuốc mình cũng vẫn dửng dưng không bị cám dỗ mới là thái độ tích cực. Chính kẻ
viết bài này do nghề nghiệp giao tiếp khách hàng theo quan niệm xưa, (miếng
trầu ), điếu thuốc là phần mở đầu câu chuyện của các công ty kinh doanh thương
mại, nên việc hút thuốc để giao tế không tránh khỏi, lâu dần thành thói quen, mỗi
ngày hai bao thuốc Ruby, một thời gian sau phổi nóng, ho, nhiệt độ trong lồng
ngực nóng ran lên phát sợ, muốn bỏ thuốc ngay nhưng điều kiện không cho phép.
Nếu mình bỏ thuốc không hút thì sợ ảnh hưởng xấu đến công việc xã giao, khách
hàng sẽ cho rằng công ty mình nghèo không đủ tiền mua thuốc tiếp khách, còn nếu
tiếp tục giữ nghề thì không giữ được hai lá phổi tốt, sau để nhất cử lưỡng
tiện, mình mời khách một điếu, mình một điếu, thuốc đốt lên thay vì hút vào
phổi thì mình thổi ra cũng phì phéo như ai, hoặc chỉ cầm hoài ở tay thỉnh
thoảng mới đưa lên môi thổi ra khói cho giống người hút thuốc chuyên nghiệp.
Tiền chi phí giao tế về khoản cà phê thuốc lá càng tăng, thì công việc kinh
doanh càng phát đạt, mà hai lá phổi mình vẫn được an toàn, đó là một trong
những thái độ tích cực chúng ta cần phải có mới cai bỏ được thuốc lá dễ dàng.
Sở dĩ nhiều người không cai thuốc được là vì không có mục đích rõ ràng,
không có nhân cách, không có thái độ tích cực. Chúng ta hãy xem việc cai thuốc
giống như hành động một tên trộm ăn cắp vặt muốn bỏ nghề xấu xa này. Biết hành
động ăn cắp vặt là phạm pháp, xấu xa, không có nhân cách, khi muốn bỏ là bỏ
ngay không tái phạm, chứ không thể nào hứa tôi sẽ bỏ từ từ. Chúng ta hứa lúc
trước tôi hút 20 điếu một ngày, cho tôi bỏ từ từ giảm dần còn 15 điếu, còn 10
điếu, còn 5 điếu, 3 điếu, 2 điếu, l điếu cho đến khi dứt bỏ luôn. Nói thì dễ,
không khác nào thằng ăn cắp hứa trước kia tôi ăn cắp bạc ngàn, nay cho tôi giảm
từ từ chỉ ăn cắp những vật đáng bạc trăm, dần đến bạc chục sau mới có thể bỏ
luôn được. Tính tham-si còn thấy rõ, chừa ăn cắp kiểu này không thể chấp nhận
được, ăn cắp nhiều hay ít vẫn là ăn cắp, nó là thói hư tật xấu phải bỏ ngay tức
khắc. Khi chúng ta hưá sẽ bỏ thuốc từ từ ,từ 20 điếu xuống còn 10, còn 5 hay
còn 1 rồi bỏ luôn, nghe có lý, trường hợp này là tham-si vi tế mọi người không
thấy rõ nên dễ chấp nhận giải pháp này, thực ra nó cũng giống như tham-si thô
của ăn cắp.
Chỉ khi nào có ai đụng chạm vào cái quyền lợi tham-sân-si của mình, mình
mới nổi sân giận lên. Cho nên, nếu một dân nghiện thuốc lá nào đó có ý định cai
thuốc từ từ, khi đọc đến đây mà nổi giận, thắc mắc tại sao không cai thuốc từ
từ được, thì họ chưa thấy được cái sai lầm vi tế, nên chưa hội đủ yếu tố nhân
cách để cai thuốc, cho nên việc cai thuốc đối với họ rất là khó, và có cai rồi
sau cũng hút trở lại.
Những ngườI hội đủ ba yếu tố mục đích-nhân cách-thái độ , biết tự làm
chủ lấy mình, thì dù có ra kỷ luật khắt khe như nếu ai vi phạm ăn cắp hay hút
thuốc sẽ bị tử hình họ cũng dửng dưng không sợ hãi ,không tức giận cho là bất
công ,nếu họ không ăn cắp, không hút thuốc, luật này không đụng chạm đến quyền
lợi của họ .Nhưng đối với thế giới của những người nghiện thuốc không muốn bỏ,
không muốn ai đụng chạm đến quyền lợi riêng tư của họ thì họ sẽ tranh cãi để
bảo vệ quyền ăn cắp và hút thuốc của họ ở một mức giới hạn nào đó, chính cái
giới hạn này đã dung túng thói hư tật xấu của họ thêm.
E- Y học với vấn đề cai
thuốc lá :
Để giúp các bạn muốn cai thuốc lá một cách có hiệu qủa và không gây nguy
hại cho sức khỏe, chúng tôi chỉ rõ cho các bạn phân biệt hai phương pháp để
biết sự lợI hại của từng phương pháp :
1-Phương pháp bá đạo :
Bất kỳ chữa bằng phương
pháp nào mà kết qủa ‘ lợị trước mắt, hại sau lưng’ đều coi là bá đạo như :
a-Bằng dược thảo sassafras
là loại có độc khi uống vào với liều cao làm cho bạn khi hút thuốc sẽ có phản
ứng ói mửa và sợ thuốc lá.
b-Những loại thuốc lá nặng
nấu thành cao, bạn uống phải sẽ ói mửa làm hại tim, gan, hoa mắt chóng mặt do
hàm lượng độc tố qúa cao dùng trong một lần đem vào cơ thể tạo ra phản ứng tức
khắc làm cho sợ mùi thuốc lá.
c- Kích thích bằng huyệt
châm cứu làm xáo trộn kinh mạch tạng phủ, khi hút thuốc sẽ cảm thấy xây xẩm,
nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, mất ngủ, ho nhiều,khiến cho sợ hút thuốc và làm
cho áp huyết bất ổn định gây ra một bệnh khác. Nhiều người cho rằng Đông y châm
cứu huyệt ở thể châm hay ở nhĩ châm,có thể chữa cho cai bỏ thuốc lá là điều
không đúng . Khi hút thuốc nhiều gan đã chứa nhiều độc tố, khi chức năng gan
còn mạnh nó mới tạo ra phản ứng chống lại, sinh ra những phản ứng phụ, khi tự
động bỏ thuốc ,gan sẽ phục hồi loại bỏ độc tố nhanh. Ngược lại muốn châm cứu
cho cai thuốc ,thầy thuốc phải làm cho gan có phản ứng nhanh bằng hai cách, một
là làm cho chức năng của gan hoạt động mạnh khỏe hơn lên để loại nhanh độc tố
ra ngoài, hễ gan khỏe thì hút thuốc không có phản ứng sợ thuốc lá nên càng hút
nhiều hơn. Hai là làm cho chức năng của gan yếu đi cho nhanh, ngửi thấy mùi
khói thuốc có phản ứng khó chịu khiến cho sợ không thể nào cố hút được nữa,
Những cái lợi trước mắt là khi hút thuốc sẽ cảm thấy không thích, nhạt miệng,
khó chịu.. đó là kết qủa thấy rõ. Cái hại sau lưng có thể đến ngay, nhưng sau
này chức năng gan suy sụp không phục hồi lại sức khỏe như xưa , biến chứng
thành chai gan và ung thư, nên ai nói thầy nào châm cứu cai được thuốc lá là tà
đạo không nên theo.
2-Phương pháp vương đạo :
Phương pháp vương đạo thực
ra không chữa trực tiếp giúp bạn cai thuốc lá. Bạn phải hiểu được ba điều kiện
cai thuốc lá và quyết định cai thuốc ở chính bản thân sau đó phương pháp vương
đạo giúp đỡ cho bạn tránh được những phản ứng của cơn nghiện.
a-Theo Tây y, dán cao
cai thuốc lá để điều chỉnh sự điều tiết hormone khi cơ thể mất quân bình do
ngưng thuốc lá. Đôi khi miếng cao dán có thể không có chất thuốc mà bạn không
biết, bạn vẫn cảm thấy có kết qủa .Nếu bạn có biến chứng gì khó chịu khác ,các
cơ quan y tế và các bác sĩ sẵn sàng theo dõi giúp đỡ thêm.
b-Theo đông y châm cứu,
bạn phải tự quyết định bỏ thuốc, sau đó đông y hay châm cứu mới điều hòa khí
huyết ,thông kinh lạc, giải độc tố là chính. Nếu bạn có thêm triệu chứng buồn
ói, chán ăn, hay chảy nước miếng hoặc khô miệng hoặc ưu phiền, hoặc táo bón,
nặng đầu, hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt, nhức đầu, áp huyết tăng hay giảm, mất ngủ
hoặc ngủ nhiều, hồi hộp.. đó là tất cả các loại bệnh mà thầy thuốc đông y châm
cứu khi bắt mạch chẩn bệnh sẽ thấy và điều chỉnh cho bạn.
Như vậy thầy thuốc đông tây
y chữa theo vương đạo không phải giúp cho bạn bỏ được thuốc lá, chính bạn phải
tự bỏ lấy, các thầy thuốc chỉ giúp bạn ngừa biến chứng, một thời gian cơ thể
được điều hòa trở lại bình thường không bị cơn nghiện hành hạ là xong giai đoạn
cai thuốc lá. Nếu bạn tiếp tục duy trì bỏ thuốc không bao giờ đụng đến thì bạn
còn gữ cho bạn được nhân cách, nếu bạn tự thất hứa, mất tính tự trọng, chính
bạn đã làm mất nhân cách của bạn.
Tóm lại, việc cai thuốc là
một hành động rất dễ làm, khi tay cầm đến thuốc lá hãy vứt ngay vào thùng rác
nếu bạn muốn thực sự bỏ thuốc lá. Chúc các bạn thành công.
doducngoc
(Khí Công Y Đao Toronto)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét