Anh Nguyễn Văn Thịnh, 45 tuổi, nhà
quận 8, TP.HCM, có gương mặt xanh xao, người còm nhom, cố phát ra từng lời, chữ
được chữ mất nhưng được xem là người còn khỏe mạnh nhất trong số những bệnh nhân
ung thư giai đoạn cuối ở đây khu điều trị Bệnh viện ung bướu TP. HCM.
Bà mẹ già Trần Thị Làm đã ở tuổi xưa
nay hiếm (78 tuổi) ngồi bệt dưới chân giường bệnh của anh Thịnh, nói với lên:
“Cách đây 4 năm, khi vợ nó chết vì ung thư gan, cũng là lúc nó bị phát hiện ung
thư. Lúc đó, người sốt ói, mửa, gia đình đưa đến bệnh viện An Bình quận 5,
TP.HCM thì phát hiện bi ung thư vòm hầu họng, xạ trị được một thời gian giờ đã
di căn sang gan, thận rồi” .
Cũng như vợ, anh Thịnh không thể biết được
chính xác cái gì khiến anh ung thư.
“Dù có nhiều nguyên nhân không rõ ràng,
nhưng có 2 nguyên nhân chính khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh ung thư là
thói quen ăn uống và môi trường sống”, bác sĩ Lê Hoàng Minh, chủ tịch Hội ung
thư TP.HCM, giám đốc bệnh viện ung bướu TP.HCM.
Trong nhóm nguyên nhân môi trường,
ngoài ô nhiễm khói bụi như đã đề cập ở bài trước, nguồn nước ô nhiễm cũng là
tác nhân hàng đầu, nhất là tại các thành phố lớn.
Nước bẩn gây ung thư
“Nguồn nước bị ô nhiễm là một trong
những nguyên nhân gây ung thư gan”, bác sĩ Minh nói.
Theo đó, chất thải từ các nhà máy công
nghiệp ra môi trường chưa qua xử lý sẽ khiến nguồn nước dễ bị nhiễm kim loại
nặng. Các kim loại nặng, tuy cần thiết cho sinh vật và con người, nhưng với hàm
lượng cao lại là nguyên nhân gây ra bệnh hiểm nghèo ung thư.
Khi nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm
asen, nó sẽ đi vào cơ thể qua nguồn ăn uống và có nguy cơ gây ung thư về da.
“Cần phải cải tạo môi trường để có nước
sạch, đồng thời người dân cũng cần chú trọng vấn đề vệ sinh ăn uống để góp phần
ngăn chặn bệnh ung thư”, bác sĩ Lê Hoàng Minh nhấn mạnh.
Thức uống
Những loại nước giải khát có đường,
phụ nữ sử dụng nhiều không chỉ gây béo phì, tiểu đường, tim mạch mà còn nguy
cơn gây ung thư nội mạc tử cung.
Điều này là do khi uống nước ngọt có
đường, lượng estrogen tăng lên, nguy cơ ung ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ
cũng tăng cao.
Thói quen, nhiều người khi ăn khó
tiêu, thích dùng nước giải khát có ga để kích thích men tiêu hóa, giúp hệ tiêu
hóa tốt hơn. Nhưng nước uống có ga lại chứa một hàm lượng carbonat làm tăng
nguy cơ bị ung thư thực quản.
Điều này là do nước có ga thường làm
căng dạ dày, gây ra hiện tượng trào ngược và trực tiếp dẫn đến ung thư thực
quản.
Vài loại thuốc
Ngoài thuốc lá gây ung thư miệng và thực quản còn có những “thủ phạm”
khác là rượu, bột hít, thuốc nhai. Những loại này, khi dùng chung hay riêng đều
tăng nguy cơ các loại ung thư ở miệng và thực quản.
Ăn nhiều chất béo
Các lại ung thư có liên quan đến ẩm
thực bao gồm ung thư vú với phụ (sau mãn kinh), nội mạc tử cung, ruột già,
thận, miệng, họng, thanh quản, thực quản…
Theo bác sĩ Nguyễn
Chấn Hùng, nhiều người hiện nay có thói quen sử dụng những thực phẩm có nhiều
chất béo - một tác nhân dễ gây ung thư.
Nếu sử dụng quá nhiều chất béo thì
lượng axit mật tiết ra càng cao, lượng 3-methylchola-threne càng nhiều thì nguy
cơ ung thư ruột già càng cao.
Bên cạnh đó, chất béo
khi ăn vào sẽ làm tăng prolactin - chất có nguy cơ gây ung thư vú rất cao.
“Xu hướng ung thư vú tại Việt Nam
đang có chiều hướng gia tăng. Nếu theo đà này, thì vào năm 2020, Việt Nam sẽ có
khoảng 25.000 ca ung thư vú mỗi năm” PSG.TS Bùi Diệu, phó chủ tịch Hội ung thư
Việt Nam.
Món nướng
Hiện nay, nhiều người đang có xu
hướng thích sử dụng thực phẩm hun khói, nướng. Đây là một tác nhân rất dễ gây
ung thư, nhưng người tiêu dùng vẫn hồn nhiên sử dụng, thậm chí nhiều người xem
đây là khoái khẩu.
Những
thực phẩm được hun khói nhiều lần, trong quá trình nướng đi nướng lại sẽ tạo ra
một sản phẩm phụ gọi là acrylamide. Acrylamide là một khối u chứa chất độc thần
kinh mạnh, có tác dụng phụ không chỉ trên não mà cả đối với hệ thống sinh sản,
tiêu hóa.
“Cần hạn chế thức ăn hun khói, muối
mặn, làm dưa”, bác sĩ Lê Hoàng Minh, giám đốc Bệnh viện ung bướu TP.HCM đưa ra
lời khuyên.
Thịt rất cần cho cơ thể nhưng chất béo
trong thịt khi bị nóng quá, hoặc cháy khét cũng sẽ tạo thêm các chất sinh ung.
“Những loại thịt có màu đỏ như: bò,
cừu, heo…nếu sử dụng nhiều dễ tăng nguy cơ ung thư, nhất là nguy cơ ung thư
ruột ”, giáo sư Hùng cho biết.
Ở tuổi 45, anh Thịnh còn rất trẻ so với
độ tuổi thường mắc ung thư (trên 60). Anh, cũng như hơn 33.000 người đang ung
thư tại TP. HCM, không rõ mình đã vướng ung thư theo cách nào, giữa muôn trùng
vây: không khí, nước, thức ăn, cách ăn.
Mẹ già của anh nói: “Vợ mới mất, giờ nó
mất nữa, 3 đưa con của nó không biết dựa vào đâu đây. Tui thì già yếu rồi, đâu
còn làm gì được nữa, chỉ sống nhờ vào chúng nó mà giờ tụi nó “đã” ra đi hết,
tui cũng không biết không biết làm sao nữa. Tui già rồi, giờ có chết cũng chẳng
sao, chỉ tội cho mấy đứa nhỏ, chúng sẽ sống sao đây?”.
Nói xong, bà Làm vội đứng lên thay đồ
cho anh Thịnh.
Hồ
Quang (Báo 1 thế giới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét