Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Nghệ ngăn chặn ung thư đại tràng di căn


Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Arizona được công bố trên tạp chí PLOS One cho thấy hoạt tính curcumin trong củ nghệ có thể ngăn chặn tế bào ung thư đại tràng di căn theo một cơ chế mới.

              Chất cucurmin từng được nghiên cứu và được xác nhận có khả năng ngăn ngừa một vài dạng ung thư. Lần này, các nhà khoa học phát hiện hoạt tính này trong củ nghệ có thể ngăn chặn sự phát triển của protein cortactin trong ung thư đại tràng. Vốn là protein chủ yếu trong sự vận động của tế bào nhưng cortactin lại hoạt động thái quá trong bệnh ung thưtạo điều kiện cho tế bào ung thư di căn đến các phần khác của cơ thể. Nhóm nghiên cứu nhận thấy cortactin hoạt động quá đáng song song với quá trình phosphoryl hóa liên quan tới ung thư đại tràng do cortactin mang thành phần gọi là Phospho Tyrosine 421.
              Curcumin trong củ nghệ có thể ngăn ung thư đại tràng di căn Ảnh: Healthveda
Những thí nghiệm trị liệu cho thấy curcumin trong củ nghệ có thể ngắt hoạt động của cortactin bằng cách tương tác với một enzym được gọi là PTPN1. Enzym này giữ vai trò như một phosphataza, loại bỏ nhóm phốt-pho khỏi cortactin trong quá trình được gọi là giải phosphoryl hóa. Nhóm nghiên cứu nhận thấy quá trình này liên quan tới sự giảm thiểu khả năng di căn của ung thư đại tràng.

                                                                                                              Trúc Lâm


Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Vài chia sẻ trong 5 nằm bệnh viện

 Trong thời gian 5 ngày nằm bệnh viện để tháo vis bắt cố định gãy chân trong vụ tự té khi lên cầu Phú xuân – Nhà bè cách đây 1 năm 8 tháng . Tôi có vài câu chuyện nhỏ cho các bạn trẻ sau :
1.Trong 5 ngày trên do chân còn đau vì  lâu ngày miếng nẹp gắn các vis bám chặt vào xương nên phải đục ra gây  đau đớn khi hết thuốc tê vì vậy tôi không thể đi bình thuờng do đó việc đại tiện, tiểu xảy ra trên giường .
       Nhân dịp này tôi đã biểu diển cho các bệnh nhân cùng phòng ” khả năng tự kiểm soát bản thân bằng hình thức không đi đại tiện trong suốt 5 ngày liên tục”  chỉ có tiểu tiện qua bình đựng nước tiểu lưu động. Đây là kết quả của việc thực hiện nhịn ăn dài ngày , từ đó mới có khả năng kiểm soát hành vi, suy nghỉ bản thân. Rất đơn giản tôi chỉ phát ý nghỉ trong đầu là việc đi đại tiện ở chổ công cộng không đuợc sạch sẻ thì cơ thể tự điều chỉnh phần đại tiện khóa lại như không . Khi tôi về nhà thì cảm giác đại tiện mới bắt đầu biểu hiện lại.
2.Trong thời gian nằm điều trị trên, tôi chứng kiến 2 ca bệnh nhân đuợc phẩu thuật do không kiểm soát việc nhịn ăn đây là yêu cầu cấp thiết “bắt buộc bệnh nhân không đuợc ăn bất cứ thức ăn gì trước khi phẩu thuất truớc 10 giờ” .
     + Ca thứ 1 do không thể chịu cơn đói, bệnh nhân nử có ăn 1 chút , trong quá trình hồi sức cuộc phẩu thuật gây mê, trong quá trình hút đàm nhớt cho bệnh nhân này cô điều duởng phát hiện có thức ăn trong khi hút may là không gây việc nghẹt đường thở mà chỉ gây khó chịu cho người bệnh nhân.
    + Ca thứ 2  trong khi bệnh nhân nằm trên bàn mổ vì lý do nào đó bệnh nhân đại tiện ngay trên bàn mổ , gây ra tình trạng nhiễm khuẩn cho cả êkíp mổ lúc này khiến cho cả êkíp dừng và tiến hành sát khuẩn toàn bộ phòng mổ làm mất rất nhiều thời gian , ảnh hưởng các ca mổ khác .
        Qua 2 câu chuyện trên tôi muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ việc tập nhịn ăn hiện nay rất cần thiết cho cuộc sống của các bạn, khi các bạn gặp các truờng hợp trên thì các bạn có cách nào xử trí không hay là buông cho số phận mà thôi .


                                                                                        Chuyên gia nhịn ăn 

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Nhật nghiên cứu phát hiện sớm 13 bệnh ung thư


              Một nhóm nghiên cứu tâm huyết về ung thư của Nhật Bản gồm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Ung thư Quốc gia (NCC), các công ty tư nhân và trường đại học ở Nhật Bản vừa qua cho biết về việc nhóm sẽ bắt đầu một dự án kéo dài 5 năm với nỗ lực tìm và phát hiện sớm 13 loại ung thư qua cách lấy mẫu máu của bệnh nhân để xét nghiệm.



             Đó là dự án trị giá 7,9 tỷ yen do Cơ quan Năng lượng mới và phát triển công nghệ công nghiệp (NEDO) Nhật Bản đứng đầu. Đây là một cơ quan quản lý độc lập muốn triển khai việc xét nghiệm phát hiện sớm bệnh ung thư thông qua xét nghiệm máu.
              Việc xét nghiệm máu được cho là sẽ giúp chẩn đoán các khối u dạ dày, thực quản, phổi, gan, mật, tuỵ, ruột kết, buồng trứng, tuyến tiền liệt, bàng quang và ung thư vú cũng như sarcoma và khối u thần kinh đệm. Với dự án này, việc xét nghiệm giúp tầm soát các RNA siêu nhỏ được xem là dấu hiệu của bệnh ung thư.
              Bên cạnh đó, dự án còn có các bên tham gia gồm Công ty Công nghiệp Toray sẽ phân tích huyết thanh và mẫu mô cơ thể của 65.000 người thuộc NCC nhằm phát triển các thiết bị xét nghiệm.
              Như vậy, nếu người Nhật có thể phát triển phương pháp xét nghiệm có độ chính xác cao thì đây sẽ điều thú vị và đáng mừng nhất đối với ngành y tế thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng. Và như vậy, người Nhật quả là xứng đáng với danh hiệu luôn là nhà tiên phong trong sáng chế về mọi lĩnh vực.

                                                       Khánh Phương (Báo Xây dựng)


Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Cách phòng ngừa bệnh lây truyền Ebola chết người

 Người bệnh có khả năng lây bệnh chừng nào mà máu và dịch tiết của họ còn chứa vi rút. Đã phân lập được vi rút Ebola từ tinh dịch của một nam giới bị nhiễm trong phòng thí nghiệm 61 ngày sau khi bệnh khởi phát.

Bệnh Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976 tại hai ổ dịch đồng thời ở Nzara, Sudan và ở Yambuku, Cộng hòa dân chủ Congo. Ổ dịch thứ hai là ở một khu làng nằm gần con sông Ebola và được đặt theo tên con sông này.
Ebolavirus là 1 trong 3 giống vi rút thuộc họ Filoviridae (filovirus), cùng họ với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 loài khác nhau:

- Bundibugyo ebolavirus (BDBV)

- Zaire ebolavirus (EBOV)

- Reston ebolavirus (RESTV)

- Sudan ebolavirus (SUDV)

- Taï Forest ebolavirus (TAFV).

BDBV, EBOV, và SUDV đều có liên quan với những ổ dịch bệnh Ebola lớn ở châu Phi, trong khi RESTV và TAFV thì không.

Loài RESTV, đã được phát hiện ở Philippines và Trung Quốc, có thể nhiễm cho người, nhưng cho đến nay chưa có báo cáo nào về ca bệnh hoặc tử vong ở người do loài này.

Lây truyền
        Ebola xuất hiện trên người thông qua tiếp xúc gần gũi với máu, dịch tiết, phủ tạng hoặc các dịch cơ thể khác của động vật nhiễm bệnh. Ở châu Phi, đã ghi nhận tình trạng nhiễm bệnh xảy ra do vận chuyển tinh tinh, đười ươi, dơi ăn quả, khỉ, linh dương rừng và nhím ốm bệnh hoặc chết hoặc trong rừng nhiệt đới.
        Sau đó Ebola lan truyền trong cộng đồng thông qua lây nhiễm từ người sang người, với nhiễm trùng là hậu quả của tiếp xúc trực tiếp (qua vết thương hở trên da hoặc niêm mạc) với máu, dịch tiết, phủ tạng hoặc các dịch cơ thể khác của người bệnh, và qua tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị ô nhiễm những loại dịch này.
         Những đám tang trong đó người tham dự có tiếp xúc trực tiếp với thi hài của người quá cố cũng đóng vai trò trong lây truyền Ebola.
         Nam giới đã khỏi bệnh vẫn có thể lây truyền vi rút qua tinh dịch trong tới 7 tuần sau khi bình phục.
         Các nhân viên y tế rất hay bị lây nhiễm trong khi điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn bị Ebola. Lây nhiễm xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân khi các biện pháp phòng ngừa không được thực hiện nghiêm ngặt.
Dấu hiệu và triệu chứng
       Bệnh Ebola là một bệnh vi rút cấp tính nặng thường điển hình bởi sốt cao đột ngột, cực kỳ mệt mỏi, đau cơ, đau đầu và đau họng. Tiếp theo là nôn, tiêu chảy, suy chức năng thận và gan, và ở một số trường hợp xuất huyết nội và ngoại. Kết quả cận lâm sàng bao gồm giảm bạch cầu và tiểu cầu và tăng men gan.
       Người bệnh có khả năng lây bệnh chừng nào mà máu và dịch tiết của họ còn chứa vi rút. Đã phân lập được vi rút Ebola từ tinh dịch của một nam giới bị nhiễm trong phòng thí nghiệm 61 ngày sau khi bệnh khởi phát.
       Thời gian ủ bệnh, nghĩa là thời gian từ khi nhiễm vi rút đến khi xuất hiện triệu chứng, là từ 2 – 21 ngày.

Chẩn đoán
        Các bệnh khác cần loại trừ trước khi đưa ra chẩn đoán bệnh Ebola bao gồm: sốt rét, thương hàn, lỵ trực trùng, tả, bệnh leptospira, dịch hạcplague, bệnh rickettsia, sốt hồi quy, viêm màng não, viêm gan và các bệnh sốt xuất huyết do vi rút khác.
        Có thể chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Ebola trong phòng thí nghiệm thông qua nhiều loại xét nghiệm như xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA); xét nghiệm phát hiện kháng nguyên; xét nghiệm trung hòa huyết thanh; xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR); soi kính hiển vi điện tử; phân lập vi rút bằng nuôi cấy tế bào.
       Các mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân có nguy cơ sinh học cực kỳ lớn; việc xét nghiệm cần được tiến hành trong điều kiện an toàn sinh học tối đa.

Vắc xin và điều trị
         Hiện chưa có vắc xin nào cho bệnh Ebola. Nhiều vắc xin đang được thử nghiệm nhưng chưa có loại nào được sử dụng trên lâm sàng.
         Những bệnh nhân nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Bệnh nhân thường bị mất nước và cần bù nước đường uống bằng các dung dịch chứa chất điện giải hoặc bằng dịch truyền tĩnh mạch.
         Bệnh chưa có cách điều trị đặc hiệu. Một số phác đồ thuốc mới đang được đánh giá.

Vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola
         Ở châu Phi, dơi ăn quả, nhất là các loài thuộc giống Hypsignathus monstrosus, Epomops franqueti và Myonycteris torquata, được xem là vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola. Hệ quả là phân bố địa lý của vi rút Ebola có thể trùng với phạm vi hoạt động của dơi.

Phòng chống

Giảm nguy cơ nhiễm Ebola trên người

Trong bối cảnh chưa có biện pháp điều trị hiệu quả và chưa có vắc xin cho người, việc nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây nhiễm Ebola và các biện pháp bảo vệ cá nhân là cách duy nhất để giảm nhiễm bệnh và tử vong ở người.

Ở các vùng dịch bệnh Ebola, thông điệp về giáo dục cộng đồng để giảm nguy cơ tập trung vào những yếu tố sau:

- Giảm nguy cơ lây bệnh từ động vật hoang dã sang người qua tiếp xúc với dơi ăn quả hoặc khỉ/linh trưởng nhiễm bệnh và ăn thịt sống của chúng. Khi xử lý động vật cần mang găng và quần áo bảo hộ thích hợp. Các sản phẩm từ động vật (máu và thịt) cần được nấu kỹ trước khi ăn.

- Giảm nguy cơ lây bệnh từ người sang người trong cộng đồng do tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với người bệnh, nhất là với dịch cơ thể của người bệnh.

Cần tránh tiếp xúc cơ thể gần với bệnh nhân Ebola.

Nên mang găng tay và trang thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp khi chăm sóc cho người bệnh tại nhà.

Rửa tay thường xuyên sau khi đi thăm bệnh nhân ở bệnh viện, cũng như sau khi chăm sóc người bệnh tại nhà.

-Những cộng đồng bị Ebola cần thông tin cho người dân về tính chất của bệnh và về các biện pháp kiềm chế dịch bệnh, bao gồm việc mai tang người chết. Những người bị chết do Ebola cần được mai táng kịp thời và an toàn.

Các trang trại lợn ở châu Phi có thể đóng vai trò tăng qui mô dịch bệnh do sự có mặt của dơi ăn quả ở những trang trại này. Cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học thích hợp để hạn chế lây nhiễm.

Đối với RESTV, chú trọng việc giảm nguy cơ lây truyền bệnh từ lợn sang người do công tác chăn nuôi và giết mổ động vật không an toàn, cũng như việc tiêu thụ không an toàn các sản phẩm máu tươi, sữa sống hoặc thịt động vật. Cần mang găng và quần áo bảo hộ thích hợp khi xử lý động vật bệnh hoặc mô động vật và khi giết mổ động vật. Ở những vùng đã có báo cáo về RESTV trên lợn, tất cả các sản phẩm động vật (máu, thịt và sữa) đều phải được nấu chín trước khi ăn.

Phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế

Lây truyền vi rút Ebola từ người sang người chủ yếu liên quan với tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể. Đã có báo cáo về lây nhiễm ở nhân viên y tế khi không có những biện pháp phòng chống thích hợp.

Không phải lúc nào cũng xác định được bệnh nhân Ebola sớm do các triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu. Do đó, các nhân viên y tế cần áp dụng các biện pháp phòng chống trước mọi bệnh nhân – bất kể chẩn đoán là gì - ở mọi lúc và mọi nơi.

Những biện pháp này bao gồm vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (theo nguy cơ phát tán hoặc tiếp xúc khác với vật liệu nhiễm), thực hành tiêm chích an toàn và thực hành mai táng an toàn.

Ngoài những biện pháp cơ bản nêu trên, nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn nhiễm vi rút Ebola cần áp dụng thêm những biện pháp phòng chống lây nhiễm khác để tránh mọi phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể của bệnh nhân và tiếp xúc trực tiếp không có biện pháp bảo vệ với môi trường ô nhiễm. Khi tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với bệnh nhân Ebola, nhân viên y tế cần mang trang bị bảo vệ mặt (tấm chắn hoặc khẩu trang y tế và kính bảo hộ), áo choàng dài sạch không cần vô trùng và găng (găng vô trùng đối với một số thủ thuật).

Nhân viên phòng thí nghiệm cũng có nguy cơ. Mẫu bệnh phẩm lấy từ động vật và người nghi nhiễm Ebola cần được vận chuyển bởi nhân viên được đào tạo và xử lý tại phòng thí nghiệm có trang bị thích hợp.

                                                                                       Theo Dân Trí