Bộ ba đó được
biết đến như chất gây ung thư (carcinogen), chất phooc môn (formaldehyde – chất
bảo quản công nghiệp) dùng để làm khô nước sơn và 2 hóa chất khác liên quan đến
việc gây dị tật: toluene (dung môi công nghiệp hòa tan hóa chất) và thậm chí là
chất tạo màu và tạo độ dẻo bị cấm DBP (dibutyl phthalate) để làm tăng tính đàn
hồi và độ bóng.
“Bộ độc chất” trong các nhãn hàng
sơn móng tay nổi tiếng bắt đầu hứng chịu những chiến dịch chống đối từ năm
2016.
Kể từ đó, rất nhiều công ty tự
nguyện bỏ bộ hợp chất ra khỏi sản phẩm của mình mặc dù theo nghiên cứu vào năm
2012 bởi Cơ quan Kiểm tra Chất độc California, một vài nhãn hàng chỉ đơn giản
là đổi nhãn mác và vẫn tiếp tục sử dụng nó.
Trong khi Liên minh Châu Âu đã cấm
việc sử dụng DBP trong mỹ phẩm, Cơ quan Quản lý Dược và Thực Phẩm Hoa Kỳ không
tiến hành bất kỳ động thái nào tương tự.
Janet Nudelman, đồng sáng lập Chiến
dịch Mỹ phẩm An toàn, một tổ chức xã hội, cho rằng mối quan tâm là những lượng
nhỏ của các hóa chất này có thể hấp thụ qua da hoặc móng tay hoặc có thể bị hít
vào cơ thể.
“Không ai nói rằng việc sử dụng sơn
móng tay “thỉnh thoảng” sẽ gây ra những hậu quả lâu dài về sức khỏe,” cô nói.
Nhưng nhiều người sẽ có nguy cơ cao hơn.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những
quan ngại trực tiếp cho sức khỏe những người làm việc trong salon sơn móng tay,
ví dụ các quản lý salon, để thiết lập một luật lệ tốt hơn.
Trẻ con cũng bị ảnh hưởng bởi các
chất tạo dẻo như DBP làm tăng nguy cơ ung thư và các bác sĩ nhi khoa hiện đã
cảnh báo không cho các bé gái xài sơn móng tay, đặc biệt là độ tuổi ngậm móng
tay.
Trí
Dũng (theo New York Times)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét