Các biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường như biến dạng bàn chân, loét bàn chân, hoại tử ngón chân... Các biến chứng bàn chân do tiểu đường có thể xảy ra độc lập, nhưng thường là đồng thời. Do đó biểu hiện của bệnh không giống nhau ở các bệnh nhân.
Dưới đây là những tổn thường bàn chân:
Đau bàn chân và chân:
Đau chân có thể liên quan tới bệnh lý thần kinh hoặc tổn hại mạch máu. Dấu hiệu
sớm của tổn thương thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường là sự giảm cảm giác, chủ
yếu ở bàn chân nhưng có thể lan lên cẳng chân. Tê bì, cảm giác như kiến bò ở
bàn và ngón chân. Đau nóng rát hai bàn chân, nhất là gan bàn chân, đau tăng về
đêm khiến bệnh nhân bị mất ngủ. Đau có thể xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài, các
triệu chứng đau này rất khó điều trị và thường không đáp ứng với các thuốc giảm
đau thông thường.
Biến đổi ngoài da: Bệnh đái tháo đường có
thể gây những biến đổi ngoài da như làm da khô, bong da hoặc nứt nẻ; nguyên
nhân là do dây thần kinh điều khiển các hoạt động làm ẩm da đã bị tổn thương.
Chai chân: Chai chân hình thành
nhiều và nhanh ở bệnh nhân tiểu đường do tăng áp lực ở gan bàn chân. Các chai
chân cũng thường gặp ở người bình thường nên các bệnh nhân thường chủ quan và
ít để ý triệu chứng này. Chính vì thế các chai này có điều kiện phát triển
nhiều hơn, trở thành nứt, loét và hình thành các ổ nhiễm trùng.
Biến dạng bàn chân: Do biến chứng thần kinh nên bàn chân bị mất cảm giác, khi đứng người bệnh không điều khiển được tư thế bàn chân nên những vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi về cơ, da và kéo theo biến đổi về khớp. Hậu quả là bàn chân bị biến dạng và rất dễ bị loét ở những chỗ phải chịu áp lực cao.
Biến dạng bàn chân: Do biến chứng thần kinh nên bàn chân bị mất cảm giác, khi đứng người bệnh không điều khiển được tư thế bàn chân nên những vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi về cơ, da và kéo theo biến đổi về khớp. Hậu quả là bàn chân bị biến dạng và rất dễ bị loét ở những chỗ phải chịu áp lực cao.
Loét chân: Các vết loét thường bắt
đầu là những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ nhưng do không được điều trị hoặc
điều trị không đúng cách nên đã bị nhiễm trùng, tiếp sau đó nhiễm trùng lan
càng ngày càng rộng ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị
nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc đều không hiệu quả. Vì vậy, các bệnh nhân đái
tháo đường nên báo cáo ngay cho bác sĩ khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào ở
bàn chân.
Cắt cụt chân: Đối với bệnh nhân tiểu
đường, vết loét thường rất khó liền vì ít khi được cung cấp đủ máu, vì vậy vùng
tổn thương vừa không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và oxy, vừa không
có nhiều các tế bào bạch cầu để tấn công vi khuẩn và dọn dẹp các tế bào chết
kịp thời. Do đó các vết thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng, dẫn đến phải cắt
cụt. Đặc biệt là các đoạn động mạch có thể bị tắc hẹp ở cẳng chân hoặc cao hơn
như là đùi nên một số trường hợp tuy chỉ nhiễm trùng bàn chân nhưng lại phải
cắt cụt đến trên gối.
Mặt khác đường máu cao sẽ ức chế các hoạt động của bạch cầu, làm giảm
hiệu quả của các phản ứng viêm chống nhiễm khuẩn. Do vậy vết thương rất dễ bị
nhiễm trùng lan rộng và khó liền, khi đó bắt buộc phải cắt cụt. Điều đặc biệt
là các động mạch có thể bị tắc hẹp ở các đoạn cẳng chân hoặc cao hơn như ở đùi
nên một số trường hợp tuy chỉ có nhiễm trùng bàn chân nhưng lại cần cắt cụt đến
trên đầu gối.
Cách phòng loét chân
-
Kiểm tra chân hàng ngày xem có chỗ nào bị xước, phồng rộp... hay không.
- Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, sau đó lau khô từng ngón chân bằng loại giẻ hoặc gạc mềm, lau kỹ kẽ giữa các ngón chân. Nhớ phải thử nhiệt độ nước bằng tay, không được thử bằng chân. Không nên ngâm chân trong nước.
- Có thể xoa chân bằng các thuốc mỡ để giữ cho da ẩm và mềm nhưng không nên bôi vào kẽ giữa các ngón chân.
- Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, sau đó lau khô từng ngón chân bằng loại giẻ hoặc gạc mềm, lau kỹ kẽ giữa các ngón chân. Nhớ phải thử nhiệt độ nước bằng tay, không được thử bằng chân. Không nên ngâm chân trong nước.
- Có thể xoa chân bằng các thuốc mỡ để giữ cho da ẩm và mềm nhưng không nên bôi vào kẽ giữa các ngón chân.
- Cắt móng chân thẳng, tránh cắt sát các
góc móng mà nên dùng các dũa để dũa. Nếu phát hiện móng mọc đâm vào trong thì
báo bác sĩ ngay.
- Không nên bôi các loại thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh hoặc dán các tấm cao lên chân. Không nên chườm ấm hoặc chườm điện chân.
- Không nên bôi các loại thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh hoặc dán các tấm cao lên chân. Không nên chườm ấm hoặc chườm điện chân.
- Luôn giữ ấm chân, buổi tối nên đi tất
lỏng đi ngủ, mùa đông nên đi tất ấm và đi giày.
- Không hút thuốc lá hoặc ngồi gập chân vì
có thể làm giảm máu đến chân.
-Điều trị biến chứng thần kinh và mạch máu. Uống aspirin hàng ngày phòng xơ vữa động mạch.
-Điều trị biến chứng thần kinh và mạch máu. Uống aspirin hàng ngày phòng xơ vữa động mạch.
Theo
VNM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét