Những hợp chất hóa học mới được phát hiện do quá trình đốt cháy trong động cơ xe và khi nướng thịt tạo ra có thể dễ gây ung thư hơn gấp hàng trăm lần những chất tạo ra chúng.
Các nhà
nghiên cứu tại Trường Đại học Oregon đã tiến hành những thí nghiệm mô phỏng các
phản ứng hóa học xảy ra từ quá trình đốt cháy và tạo nên khí thải của động cơ ô
tô xe máy cũng như của món thịt nướng. Họ thấy rằng những phản ứng này, mặc dù
đã được biết là sản sinh ra một số chất, cũng tạo ra những hợp chất mới chưa
từng được phát hiện trước đây và có khả năng gây đột biến AND dẫn đến ung thư
nhiều gấp hàng trăm lần.
Mọi kiểu
đốt cháy, từ đốt bếp củi đến châm thuốc lá đều tạo ra những hợp chất gọi là các
hydrocarbon thơm đa vòng (PAH). Có chừng 10.000 hợp chất khác nhau được xem là
những PAH, bao gồm Benzopyrene, Anthracene, và Fluorene. Và mặc dù các PAH được
cho là có hại cho sức khỏe ở những vùng ô nhiễm cao, nơi tập trung nhiều những
chất này, song còn chưa rõ chúng gây hại cho sức khỏe đến mức nào.
Tuy nhiên,
các nhà nghiên cứu thấy rằng khi một số PAH tương tác với ni tơ, để tạo thành
các NPAH, thì khả năng chúng gây đột biết ADN - còn gọi là đột biến gây ung thư
- tăng từ 6 đến 432 lần so với PAH ban đầu khi kết hợp với một nhóm ni tơ, và
tăng từ 272 đến 467 lần khi kết hợp với hai nhóm ni tơ.
“Một số
trong những hợp chất mới được phát hiện có khả năng gây ung thư mạnh hơn nhiều
so với trước đây chúng ta vẫn nghĩ, và có thể tồn tại trong môi trường do hậu
quả của ô nhiễm không khí từ động cơ xe hoặc từ một số kiểu chế biến thực
phẩm”, Staci Simonich, giảng viên hóa học và độc chất tại Trường Nông nghiệp
Đại học Oregon cho biết. Ví những lý do kỹ thuật của phương pháp xét nghiệm khả
năng gây đột biến, nên mức độ độc của những hợp chất này chưa được đánh giá
đúng và thực tế có thể còn nghiêm trọng hơn nhiều. Tuy nhiên hiện còn chưa rõ
mức độ có thể là bao nhiêu.
Cẩm Tú (MedicalDaily)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét