Sợi xơ là một phần của thực phẩm.
Dù hệ tiêu hóa của con người không có men để tiêu hóa được sợi xơ, nhưng vẫn
cần một lượng chất xơ nhất định trong chế độ ăn bình thường.
Chất xơ được chia làm hai loại: sợi
xơ không tan được trong nước và sợi xơ tan được trong nước. Cả hai loại đều có
ích cho sức khỏe.
Chất xơ không tan (có nhiều trong
vỏ hoa quả và rau các loại) tạo nên chất thô trong ruột, kích thích ruột tăng
co bóp làm cho thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn giúp chống lại chứng táo
bón, phòng chống bệnh đường ruột và ngừa ung thư ruột.
Chất xơ tan được trong nước (ngũ
cốc, đậu các loại và một số trái cây như táo, đu đủ) tạo nên các chất kết dính
dạng gel hoặc gôm giúp Acid mật đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn do đó lấy đi
bớt Cholesterol máu.
Ngoài ra, chất xơ tan được trong
nước cũng giúp insulin hoạt động tốt hơn, làm thức ăn xuống ruột chậm hơn, giúp
làm chậm sự tăng của đường máu. Chất xơ hòa tan còn giúp ngăn ngừa bệnh tim khi
nó liên kết với các loại Cholesterol có hại đóng lại trên thành động mạch ở tim
trước khi được loại ra khỏi cơ thể.
Thực phẩm có nhiều chất xơ: Các
loại cám (gạo, ngô, lúa mỳ, yến mạch); trái cây (táo, đu đủ, dâu tây, cam, nho,
bơ...); rau củ (bông cải xanh, đậu Hà Lan, bí đỏ, bắp cải, bông atisô...).
Lưu ý: Thêm quá nhiều chất xơ và ăn quá nhanh có thể gặp một số
biến chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng. Những biểu hiện này không trầm
trọng và sẽ hết trong thời gian ngắn. Trong trường hợp này nên uống nhiều nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét