Nhiều bác sĩ đã từ lâu cảnh báo về
tình trạng “ghiền đường” mà vị ngọt của đường là một loại ma túy nguy hiểm có
thể giết người trong thầm lặng.
Trong một bài viết trước đây về hội chứng
“Mỡ, Đường, Máu”, BS. Minh có cho độc giả một câu hỏi để suy gẫm: “Giữa một lon
Coke và một quả trứng gà, cái nào nguy hiểm cho tim mạch hơn?” Hôm nay chúng ta
đã có một câu trả lời xác đáng dựa trên nghiên cứu mới nhất đăng trên báo Y
Khoa của Hội Y Sĩ Hoa Kỳ (JAMA) tháng 2/2014, sau quá trình theo dõi 40,000 bệnh
nhân: “Trứng gà không gây ra đột quỵ tim mà thủ phạm chính là đường”!
Sự “ghiền đường” dường như đã được in
đậm vào trong DNA của loài người chúng ta từ hằng chục ngàn năm qua, cộng thêm
với những ảnh hưởng của xã hội làm cho ta khó thấy sự tác hại của bệnh ghiền
này, vì lẽ, mọi người, không ít thì nhiều đều bị… nghiện đường.
Có
bao nhiêu loại đường?
Đường là danh từ chung để chỉ một loại
nhu yếu phẩm cần cho con người. Trên thực tế, tất cả loại cây cỏ, thảo mộc đều
có chứa đường dưới nhiều thể loại khác nhau. Thí dụ như cây lúa chẳng hạn, từ hột
lúa, rễ cây lúa, lá lúa đến thân cây lúa, đều có đường trong đó. Tuy nhiên những
loại đường có trong thân cây, lá cây v.v… so với các loài như trâu, bò ngựa…có
thể hấp thụ được, cơ thể chúng ta lại chịu thua. Để đơn giản hóa vấn đề, đối với
con người, có 3 loại đơn đường, Glucose, Fructose (có nhiều trong trái cây), và
Galactose (có nhiều trong sữa). Đường cát đa phần được kết tinh từ nước mía chứa
một loại đường đôi gọi là sucrose, được kết hợp từ đường glucose và fructose.
Đường phèn, đường cát, đường đen,
đường nâu, đường bông gòn,… tất cả đều được biến chế từ đường mía mà ra.
Cần
bao nhiêu đường thì đủ?
Trên thực tế chúng ta chỉ cần khoảng
5% đến 7% tổng số lượng calories trung bình đến từ đường mỗi ngày, tức là khoảng
2 hay 3 muỗng cà phê đường. Trên thực tế chúng ta tiêu thụ đến mức 25% calories
do đường cung cấp mỗi ngày. Nghiên cứu trên đây cho biết, khả năng bị đột quỵ
tim tăng gấp đôi nếu chúng ta tiêu thụ 20% tổng số calories đến từ đường, nhưng
tăng gấp 4 lần nếu dùng trên 25% năng lượng đến từ bất kể loại đường nào!
Từ khoảng năm 1970, để cạnh tranh
kinh tế và duy trì lợi nhuận cho nghành nông nghiệp Mỹ, chính phủ Mỹ đã tăng
thuế nhập cảng đường mía từ các nước khác, và tăng cường sản xuất một loại đường
đặc chế từ hạt bắp gọi là “đường sy-rô nồng độ cao từ bắp” (High Fructose Corn
Syrup, HCFS). Loại đường HCFS này về thành phần hóa học thì hơi giống như đường
mía, nhưng ngọt hơn và dễ thấm vào máu hơn. Có người cho là vì hai tính chất
này mà HCFS độc hơn đường mía, vì dễ ghiền và mau “phê” hơn là đường mía. Trên
thực tế cả hai thứ đều là “bad guys” (kẻ xấu) hết.
Chỉ vì chính phủ Mỹ cố tình làm cho đường HCFS rẻ hơn nên kỹ nghệ biến chế thức ăn tha hồ tưới, nhét, trộn đường HCFS vào đồ ăn. Bạn có để ý là nước ngọt Coca Cola ở Mỹ mùi vị hơi khác hơn ở các nước khác không? Sự khác biệt là do mùi vị khác nhau của đường HCFS và đường mía. Nói đến Coca Cola, chỉ ½ lon soda có thể làm tăng tỉ số bị đột quỵ tim lên đến 30%. Bạn có biết là một muỗng tương cà chua Heinz có nhiều đường hơn là một cái bánh quy Oreo không? Hoặc, một hủ da-ua (fruit yogurt) có nhiều đường hơn là một lon Coke? Hay trong một tô cereal buổi sáng, 75% calories đến từ đường? Ngay cả nước trái cây “bổ dưỡng” fruit juice, nước uống “tăng cường năng lực”, cà phê Starbucks v.v… hãy thử đoán có bao nhiêu đường trong đó?
Chỉ vì chính phủ Mỹ cố tình làm cho đường HCFS rẻ hơn nên kỹ nghệ biến chế thức ăn tha hồ tưới, nhét, trộn đường HCFS vào đồ ăn. Bạn có để ý là nước ngọt Coca Cola ở Mỹ mùi vị hơi khác hơn ở các nước khác không? Sự khác biệt là do mùi vị khác nhau của đường HCFS và đường mía. Nói đến Coca Cola, chỉ ½ lon soda có thể làm tăng tỉ số bị đột quỵ tim lên đến 30%. Bạn có biết là một muỗng tương cà chua Heinz có nhiều đường hơn là một cái bánh quy Oreo không? Hoặc, một hủ da-ua (fruit yogurt) có nhiều đường hơn là một lon Coke? Hay trong một tô cereal buổi sáng, 75% calories đến từ đường? Ngay cả nước trái cây “bổ dưỡng” fruit juice, nước uống “tăng cường năng lực”, cà phê Starbucks v.v… hãy thử đoán có bao nhiêu đường trong đó?
Tại
sao đường gây ra tai hại?
Khi bạn mới uống hay ăn thức ăn
có đường vào cơ thể đa phần bạn sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Thứ nhất vì
trên thực tế cơ thể chúng ta cần một số ít đường để sống. Lượng đường nầy thấm
vào các tế bào, cung cấp năng lượng cấp thời làm cho ta…khỏe. Thứ nhì có thể vì
yếu tố tâm lý của đa số bệnh ghiền, vì từ thuở nhỏ chúng ta đã quen với vị ngọt
của đường, nhất là những khi bé khóc là bố mẹ dúi cho một cục keo hay một cây
cà rem. Vì thế bây giờ khi bị “stress” chúng ta dễ đi tìm niềm an ủi với vị ngọt
của đường.
Sau khi cảm giác dễ chịu qua đi,
chúng ta sẽ thấy cơ thể nặng nề vì những lượng đường dư thừa sẽ tạo gánh nặng
cho cơ thể. Lá gan và pancreas cần phải “giải độc” khối lượng đường phụ trội
này bằng cách chế biến và chứa vào mỡ đặc (triglycerides) làm cho ta béo phì
ra, hay làm tăng mỡ lỏng (cholesterol, LDL) làm cho tim, mạch máu bị nghẽn.
Ngoài ra, các tế bào bị ngâm trong đường sẽ biến thành… mứt quất (mứt tắt), để
cân bằng nồng độ hai bên, nước từ bên trong tế bào sẽ rút ra máu, làm khô nước
bên trong và dễ chết (Bạn dã đọc bài “Yêu Nước” chưa?). Càng ngâm trong đường
càng lâu các tế bào sẽ có hiệu ứng giống như bị “thắng đường” khi các bà làm nước
màu kho cá!.
Cuối cùng lá gan cũng đầu hàng,
sanh ra bệnh tiểu đường. Vòng tròn tử vong tiếp tục xoáy tròn kéo mình vào vực
sâu của đáy huyệt một cách nhanh chóng.
Làm thế nào để bớt ghiền đường?
Làm thế nào để bớt ghiền đường?
1.
Không
nên ăn đường giả (sugar substitute, diet gugar)! Đường thật mà
còn có hại huống chi đường giả! Đường giả đa phần có cấu trúc giống như đường
có trong... lá cây, rễ cây v.v… để lừa cơ thể chúng ta mà thôi. Tuy không làm
tăng calorie nhưng vẫn có những tác hại tương tự.
2.
Nên
để ý hàm lượng đường trong tất cả các loại thức ăn. Tốt hơn
hết là không ăn đồ ăn đã chế biến mà chỉ ăn đồ ăn tươi do chính mình nấu nướng
lấy.
3.
Ăn
ít , ăn cân bằng và biết lựa chọn. Thí dụ không ai cấm bạn ăn một quả chuối mỗi
ngày, miễn đừng ăn luôn cả nải chuối. Giữa một quả cam và một ly nước cam thì
nên chọn…?
4.
Ăn
chậm, nhai chậm lại để tận hưởng vị ngọt của thức ăn. Tôi bảo đảm
với bạn sau khi bạn nhai một miếng dưa chuột thật kỹ, thật lâu bạn sẽ thấy vị
ngọt của nó không thua gì một múi cam. Mà có nhai một múi cam, thì cũng nên bỏ
thì giờ mà tận hưởng hương vị của nó. Nên nhớ ngoài vị ngọt còn có những vị
khác nữa.
5.
Tập
thể dục, thể thao mỗi ngày. Đi bộ tối thiểu 15 phút trước hay ngay sau
khi ăn, hoặc cả hai càng tốt. Đi bộ sẽ làm cho các tế bào mở rộng cửa để cho đường
thấm nhanh vào bên trong, giảm bớt nồng độ đường ngoài mạch máu.
Hôm nay nên là bắt đầu mới cho mọi người. Chúc bạn đọc khỏe, vui vẻ vì bớt… “nghiện đường”.
Hôm nay nên là bắt đầu mới cho mọi người. Chúc bạn đọc khỏe, vui vẻ vì bớt… “nghiện đường”.
BS Hồ Ngọc Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét