Một nhóm nghiên cứu tâm huyết về
ung thư của Nhật Bản gồm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Ung thư Quốc gia
(NCC), các công ty tư nhân và trường đại học ở Nhật Bản vừa qua cho biết về
việc nhóm sẽ bắt đầu một dự án kéo dài 5 năm với nỗ lực tìm và phát hiện sớm 13
loại ung thư qua cách lấy mẫu máu của bệnh nhân để xét nghiệm.
Đó là dự án trị giá 7,9 tỷ yen do
Cơ quan Năng lượng mới và phát triển công nghệ công nghiệp (NEDO) Nhật Bản đứng
đầu. Đây là một cơ quan quản lý độc lập muốn triển khai việc xét nghiệm phát
hiện sớm bệnh ung thư thông qua xét nghiệm máu.
Việc xét nghiệm máu được cho là sẽ giúp chẩn đoán các khối u dạ dày, thực quản, phổi, gan, mật, tuỵ, ruột kết, buồng trứng, tuyến tiền liệt, bàng quang và ung thư vú cũng như sarcoma và khối u thần kinh đệm. Với dự án này, việc xét nghiệm giúp tầm soát các RNA siêu nhỏ được xem là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Việc xét nghiệm máu được cho là sẽ giúp chẩn đoán các khối u dạ dày, thực quản, phổi, gan, mật, tuỵ, ruột kết, buồng trứng, tuyến tiền liệt, bàng quang và ung thư vú cũng như sarcoma và khối u thần kinh đệm. Với dự án này, việc xét nghiệm giúp tầm soát các RNA siêu nhỏ được xem là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, dự án còn có các bên tham gia
gồm Công ty Công nghiệp Toray sẽ phân tích huyết thanh và mẫu mô cơ thể của
65.000 người thuộc NCC nhằm phát triển các thiết bị xét nghiệm.
Như vậy, nếu người Nhật có thể phát triển
phương pháp xét nghiệm có độ chính xác cao thì đây sẽ điều thú vị và đáng mừng
nhất đối với ngành y tế thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng. Và như vậy,
người Nhật quả là xứng đáng với danh hiệu luôn là nhà tiên phong trong sáng chế
về mọi lĩnh vực.
Khánh Phương (Báo Xây dựng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét