Người bệnh có khả năng
lây bệnh chừng nào mà máu và dịch tiết của họ còn chứa vi rút. Đã phân lập được
vi rút Ebola từ tinh dịch của một nam giới bị nhiễm trong phòng thí nghiệm 61
ngày sau khi bệnh khởi phát.
Bệnh Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976 tại hai ổ dịch đồng thời ở Nzara, Sudan và ở Yambuku, Cộng hòa dân chủ Congo. Ổ dịch thứ hai là ở một khu làng nằm gần con sông Ebola và được đặt theo tên con sông này.
Ebolavirus là 1 trong 3 giống vi rút thuộc họ Filoviridae (filovirus), cùng họ với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 loài khác nhau:
- Bundibugyo ebolavirus (BDBV)
- Zaire ebolavirus (EBOV)
- Reston ebolavirus (RESTV)
- Sudan ebolavirus (SUDV)
- Taï Forest ebolavirus (TAFV).
BDBV, EBOV, và SUDV đều có liên quan với những ổ dịch bệnh Ebola lớn ở châu Phi, trong khi RESTV và TAFV thì không.
Loài RESTV, đã được phát hiện ở Philippines và Trung Quốc, có thể nhiễm cho người, nhưng cho đến nay chưa có báo cáo nào về ca bệnh hoặc tử vong ở người do loài này.
Lây truyền
Ebola xuất hiện trên người thông qua tiếp xúc gần gũi với máu, dịch tiết, phủ tạng hoặc các dịch cơ thể khác của động vật nhiễm bệnh. Ở châu Phi, đã ghi nhận tình trạng nhiễm bệnh xảy ra do vận chuyển tinh tinh, đười ươi, dơi ăn quả, khỉ, linh dương rừng và nhím ốm bệnh hoặc chết hoặc trong rừng nhiệt đới.
Sau đó Ebola lan truyền trong cộng đồng thông qua lây nhiễm từ người sang người, với nhiễm trùng là hậu quả của tiếp xúc trực tiếp (qua vết thương hở trên da hoặc niêm mạc) với máu, dịch tiết, phủ tạng hoặc các dịch cơ thể khác của người bệnh, và qua tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị ô nhiễm những loại dịch này.
Những đám tang trong đó người tham dự có tiếp xúc trực tiếp với thi hài của người quá cố cũng đóng vai trò trong lây truyền Ebola.
Nam giới đã khỏi bệnh vẫn có thể lây truyền vi rút qua tinh dịch trong tới 7 tuần sau khi bình phục.
Các nhân viên y tế rất hay bị lây nhiễm trong khi điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn bị Ebola. Lây nhiễm xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân khi các biện pháp phòng ngừa không được thực hiện nghiêm ngặt.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh Ebola là một bệnh vi rút cấp tính nặng thường điển hình bởi sốt cao đột ngột, cực kỳ mệt mỏi, đau cơ, đau đầu và đau họng. Tiếp theo là nôn, tiêu chảy, suy chức năng thận và gan, và ở một số trường hợp xuất huyết nội và ngoại. Kết quả cận lâm sàng bao gồm giảm bạch cầu và tiểu cầu và tăng men gan.
Người bệnh có khả năng lây bệnh chừng nào mà máu và dịch tiết của họ còn chứa vi rút. Đã phân lập được vi rút Ebola từ tinh dịch của một nam giới bị nhiễm trong phòng thí nghiệm 61 ngày sau khi bệnh khởi phát.
Thời gian ủ bệnh, nghĩa là thời gian từ khi nhiễm vi rút đến khi xuất hiện triệu chứng, là từ 2 – 21 ngày.
Chẩn đoán
Các bệnh khác cần loại trừ trước khi đưa ra chẩn đoán bệnh Ebola bao gồm: sốt rét, thương hàn, lỵ trực trùng, tả, bệnh leptospira, dịch hạcplague, bệnh rickettsia, sốt hồi quy, viêm màng não, viêm gan và các bệnh sốt xuất huyết do vi rút khác.
Có thể chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Ebola trong phòng thí nghiệm thông qua nhiều loại xét nghiệm như xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA); xét nghiệm phát hiện kháng nguyên; xét nghiệm trung hòa huyết thanh; xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR); soi kính hiển vi điện tử; phân lập vi rút bằng nuôi cấy tế bào.
Các mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân có nguy cơ sinh học cực kỳ lớn; việc xét nghiệm cần được tiến hành trong điều kiện an toàn sinh học tối đa.
Vắc xin và điều trị
Hiện chưa có vắc xin nào cho bệnh Ebola. Nhiều vắc xin đang được thử nghiệm nhưng chưa có loại nào được sử dụng trên lâm sàng.
Những bệnh nhân nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Bệnh nhân thường bị mất nước và cần bù nước đường uống bằng các dung dịch chứa chất điện giải hoặc bằng dịch truyền tĩnh mạch.
Bệnh chưa có cách điều trị đặc hiệu. Một số phác đồ thuốc mới đang được đánh giá.
Vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola
Ở châu Phi, dơi ăn quả, nhất là các loài thuộc giống Hypsignathus monstrosus, Epomops franqueti và Myonycteris torquata, được xem là vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola. Hệ quả là phân bố địa lý của vi rút Ebola có thể trùng với phạm vi hoạt động của dơi.
Phòng chống
Giảm nguy cơ nhiễm Ebola trên người
Trong bối cảnh chưa có biện pháp điều trị hiệu quả và chưa có vắc xin cho người, việc nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây nhiễm Ebola và các biện pháp bảo vệ cá nhân là cách duy nhất để giảm nhiễm bệnh và tử vong ở người.
Ở các vùng dịch bệnh Ebola, thông điệp về giáo dục cộng đồng để giảm nguy cơ tập trung vào những yếu tố sau:
- Giảm nguy cơ lây bệnh từ động vật hoang dã sang người qua tiếp xúc với dơi ăn quả hoặc khỉ/linh trưởng nhiễm bệnh và ăn thịt sống của chúng. Khi xử lý động vật cần mang găng và quần áo bảo hộ thích hợp. Các sản phẩm từ động vật (máu và thịt) cần được nấu kỹ trước khi ăn.
- Giảm nguy cơ lây bệnh từ người sang người trong cộng đồng do tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với người bệnh, nhất là với dịch cơ thể của người bệnh.
Cần tránh tiếp xúc cơ thể gần với bệnh nhân Ebola.
Nên mang găng tay và trang thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp khi chăm sóc cho người bệnh tại nhà.
Rửa tay thường xuyên sau khi đi thăm bệnh nhân ở bệnh viện, cũng như sau khi chăm sóc người bệnh tại nhà.
-Những cộng đồng bị Ebola cần thông tin cho người dân về tính chất của bệnh và về các biện pháp kiềm chế dịch bệnh, bao gồm việc mai tang người chết. Những người bị chết do Ebola cần được mai táng kịp thời và an toàn.
Các trang trại lợn ở châu Phi có thể đóng vai trò tăng qui mô dịch bệnh do sự có mặt của dơi ăn quả ở những trang trại này. Cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học thích hợp để hạn chế lây nhiễm.
Đối với RESTV, chú trọng việc giảm nguy cơ lây truyền bệnh từ lợn sang người do công tác chăn nuôi và giết mổ động vật không an toàn, cũng như việc tiêu thụ không an toàn các sản phẩm máu tươi, sữa sống hoặc thịt động vật. Cần mang găng và quần áo bảo hộ thích hợp khi xử lý động vật bệnh hoặc mô động vật và khi giết mổ động vật. Ở những vùng đã có báo cáo về RESTV trên lợn, tất cả các sản phẩm động vật (máu, thịt và sữa) đều phải được nấu chín trước khi ăn.
Phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế
Lây truyền vi rút Ebola từ người sang người chủ yếu liên quan với tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể. Đã có báo cáo về lây nhiễm ở nhân viên y tế khi không có những biện pháp phòng chống thích hợp.
Không phải lúc nào cũng xác định được bệnh nhân Ebola sớm do các triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu. Do đó, các nhân viên y tế cần áp dụng các biện pháp phòng chống trước mọi bệnh nhân – bất kể chẩn đoán là gì - ở mọi lúc và mọi nơi.
Những biện pháp này bao gồm vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (theo nguy cơ phát tán hoặc tiếp xúc khác với vật liệu nhiễm), thực hành tiêm chích an toàn và thực hành mai táng an toàn.
Ngoài những biện pháp cơ bản nêu trên, nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn nhiễm vi rút Ebola cần áp dụng thêm những biện pháp phòng chống lây nhiễm khác để tránh mọi phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể của bệnh nhân và tiếp xúc trực tiếp không có biện pháp bảo vệ với môi trường ô nhiễm. Khi tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với bệnh nhân Ebola, nhân viên y tế cần mang trang bị bảo vệ mặt (tấm chắn hoặc khẩu trang y tế và kính bảo hộ), áo choàng dài sạch không cần vô trùng và găng (găng vô trùng đối với một số thủ thuật).
Nhân viên phòng thí nghiệm cũng có nguy cơ. Mẫu bệnh phẩm lấy từ động vật và người nghi nhiễm Ebola cần được vận chuyển bởi nhân viên được đào tạo và xử lý tại phòng thí nghiệm có trang bị thích hợp.
Theo Dân Trí
Giảm nguy cơ nhiễm Ebola trên người
Trong bối cảnh chưa có biện pháp điều trị hiệu quả và chưa có vắc xin cho người, việc nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây nhiễm Ebola và các biện pháp bảo vệ cá nhân là cách duy nhất để giảm nhiễm bệnh và tử vong ở người.
Ở các vùng dịch bệnh Ebola, thông điệp về giáo dục cộng đồng để giảm nguy cơ tập trung vào những yếu tố sau:
- Giảm nguy cơ lây bệnh từ động vật hoang dã sang người qua tiếp xúc với dơi ăn quả hoặc khỉ/linh trưởng nhiễm bệnh và ăn thịt sống của chúng. Khi xử lý động vật cần mang găng và quần áo bảo hộ thích hợp. Các sản phẩm từ động vật (máu và thịt) cần được nấu kỹ trước khi ăn.
- Giảm nguy cơ lây bệnh từ người sang người trong cộng đồng do tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với người bệnh, nhất là với dịch cơ thể của người bệnh.
Cần tránh tiếp xúc cơ thể gần với bệnh nhân Ebola.
Nên mang găng tay và trang thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp khi chăm sóc cho người bệnh tại nhà.
Rửa tay thường xuyên sau khi đi thăm bệnh nhân ở bệnh viện, cũng như sau khi chăm sóc người bệnh tại nhà.
-Những cộng đồng bị Ebola cần thông tin cho người dân về tính chất của bệnh và về các biện pháp kiềm chế dịch bệnh, bao gồm việc mai tang người chết. Những người bị chết do Ebola cần được mai táng kịp thời và an toàn.
Các trang trại lợn ở châu Phi có thể đóng vai trò tăng qui mô dịch bệnh do sự có mặt của dơi ăn quả ở những trang trại này. Cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học thích hợp để hạn chế lây nhiễm.
Đối với RESTV, chú trọng việc giảm nguy cơ lây truyền bệnh từ lợn sang người do công tác chăn nuôi và giết mổ động vật không an toàn, cũng như việc tiêu thụ không an toàn các sản phẩm máu tươi, sữa sống hoặc thịt động vật. Cần mang găng và quần áo bảo hộ thích hợp khi xử lý động vật bệnh hoặc mô động vật và khi giết mổ động vật. Ở những vùng đã có báo cáo về RESTV trên lợn, tất cả các sản phẩm động vật (máu, thịt và sữa) đều phải được nấu chín trước khi ăn.
Phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế
Lây truyền vi rút Ebola từ người sang người chủ yếu liên quan với tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể. Đã có báo cáo về lây nhiễm ở nhân viên y tế khi không có những biện pháp phòng chống thích hợp.
Không phải lúc nào cũng xác định được bệnh nhân Ebola sớm do các triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu. Do đó, các nhân viên y tế cần áp dụng các biện pháp phòng chống trước mọi bệnh nhân – bất kể chẩn đoán là gì - ở mọi lúc và mọi nơi.
Những biện pháp này bao gồm vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (theo nguy cơ phát tán hoặc tiếp xúc khác với vật liệu nhiễm), thực hành tiêm chích an toàn và thực hành mai táng an toàn.
Ngoài những biện pháp cơ bản nêu trên, nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn nhiễm vi rút Ebola cần áp dụng thêm những biện pháp phòng chống lây nhiễm khác để tránh mọi phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể của bệnh nhân và tiếp xúc trực tiếp không có biện pháp bảo vệ với môi trường ô nhiễm. Khi tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với bệnh nhân Ebola, nhân viên y tế cần mang trang bị bảo vệ mặt (tấm chắn hoặc khẩu trang y tế và kính bảo hộ), áo choàng dài sạch không cần vô trùng và găng (găng vô trùng đối với một số thủ thuật).
Nhân viên phòng thí nghiệm cũng có nguy cơ. Mẫu bệnh phẩm lấy từ động vật và người nghi nhiễm Ebola cần được vận chuyển bởi nhân viên được đào tạo và xử lý tại phòng thí nghiệm có trang bị thích hợp.
Theo Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét