Đun nước sôi để nguội uống trong nhiều
ngày là thói quen của rất nhiều gia đình. Những tưởng đây là cách an toàn
khi đáp ứng nguyên tắc “ăn chín uống sôi”, thế nhưng nước sôi để uống nhiều nguy
hại hơn chúng ta tưởng rất nhiều.
|
Theo các bác sĩ ở Viện Sinh dưỡng Quốc
gia, nước đun sôi 100 độ C đã diệt được vi khuẩn nhưng để nguội trên 2 giờ đồng
hồ vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất
nhiều.
Giải thích về hiện tượng này, các
chuyên gia cho rằng: Phần lớn những vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 độ C
trong 10 phút hoặc 100 độ C trong 5 phút.
Tuy nhiên, vi sinh vật có ở khắp mọi
nơi, trong không khí, trong nước, đất, các đồ vật trong nhà, trên áo quần và
thậm chí cả trên da người, vì vậy chúng có thể xâm nhập vào nước sôi để nguội.
Do vậy, người dân không nên dùng nước đun sôi để nguội để tráng bát, đĩa hoặc
dụng cụ vì chúng không có tác dụng diệt khuẩn.Ngoài ra, nếu uống nước sôi để
nguội lâu ngày rất bất lợi cho sức khoẻ, vì chất muối axit nitrat (là một chất
dễ gây ung thư) được sản sinh trong nước đun sôi để nguội.
Cụ thể sau 1 ngày, mỗi lít nước có
thể sản sinh 0,004mg muối axit nitrat, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên
đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg. Chính vì vậy, nước đun sôi để
nguội tốt nhất là dùng trong ngày và không nên sử dụng khi nước đã quá 3 ngày.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên
uống nước sôi để nguội lâu ngày vì khi đó ôxy trong nước đã bốc đi gần hết,
những vật hữu cơ bị phân giải và những vật vô cơ lắng xuống, khiến giá trị của
nước uống bị mất đi.
Để nước được bảo đảm an toàn,
tránh vi khuẩn nên uống hết hàng ngày, hôm sau nấu tiếp. Tốt nhất nên bảo quản
trong bình kín, có vòi xả mỗi lần lấy nước.
Đồng thời, nước bảo quản tốt cũng chỉ
nên uống hết sớm ít nhất là hai ngày để tránh tình trạng tái nhiễm. Trường hợp
nước đóng chai sau khi cho miệng vào uống nếu không hết nên bỏ đi, điều này
nhằm mục đích giảm thiểu vi khuẩn được truyền vào từ những lần uống trước và
phát triển trong đó.
Theo SKGĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét