Hải sản là
loại thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ nhưng có những nguyên tắc tối kỵ cần phải
lưu ý để không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Không ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ
Trong
hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao,
ít nhất phải hơn 80 độ C. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng
gây ô nhiễm ngược. Nói chung, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 -
5 phút để khử trùng đầy đủ.
Trong
thịt cua sống có chứa nang trùng “lungfluke” (một loại trùng hút máu phổi, còn
gọi là đỉa phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống ăn
tái kiểu “gỏi cua” sẽ rất dễ mắc bệnh “đỉa phổi”. Loại lungfluke ký sinh trong
phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc
ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại
liệt.
Tôm biển
Không
nên dùng cho những người bị dị ứng tôm, viêm da mẩn ngứa, có hội chứng âm hư
hỏa vượng (gầy, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sốt nhẹ về
chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, họng khô
miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ). Không ăn cùng với thịt dê. Sau khi
ăn tôm không nên uống vitamin C.
Cua biển
Không
dùng cho những người tỳ vị hư yếu (dễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy
bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát), người đang bị cảm mạo phong hàn, bị
bệnh lý ngoài da có ngứa dai dẳng và những người dị ứng cua. Không nên ăn cua
cùng với thịt thỏ, rau kinh giới và quả hồng. Tránh cua không còn tươi vì chất
đạm trong cua rất dễ thối và biến thành chất độc hại.
Mực
Dùng
rất tốt cho những người có thể chất thiên về âm hư hoặc mắc các chứng bệnh
thuộc thể âm hư, đặc biệt là phụ nữ bị bế kinh, khí hư, rong kinh, sau đẻ thiếu
sữa... Không nên dùng cho những người tỳ thận dương hư (tay chân lạnh, sợ lạnh,
hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt tươi nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, ăn kém,
chậm tiêu, đại tiện nát, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục). Nên kiêng mực
khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập.
Ngao
Là
thực phẩm lý tưởng cho những người bị các chứng bệnh thuộc thể âm hư (người
gầy, hay hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và bàn chân nóng, có
cảm giác sốt nóng về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn
đỏ), người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, ung thư, u
phì đại tuyến tiền liệt lành tính... Nhưng vì ngao vị mặn, tính lạnh nên những
người tỳ vị hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát không nên dùng.
Không uống bia khi ăn hải sản
Nếu
uống bia với lượng lớn với các loại hải sản nguy cơ gây nên bệnh gout cao. Hơn
nữa, phần lớn các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, so, ốc… đều tạo thành một chất
kết tủa, trong khi đó bia sẽ cản trở và loại chúng ra khỏi cơ thể. Còn vitamin
C thì càng nên tránh dùng cùng tôm. Khoa học đã chứng minh rằng, các loại động
vật giáp xác như tôm khi ăn kết hợp với một lượng lớn vitamin C có thể dẫn đến
tử vong vì nó chuyển hóa thành một loại chất độc hại với cơ thể người. Lưu ý,
lúc chế biến hải sản nên thêm vào một chút rượu trắng và dấm gạo, giúp sát
khuẩn và tiêu độc.
Không ăn hoa quả sau khi ăn hải sản
Nhiều
người rất thích ăn hoa quả tráng miệng sau bữa cơm, nhưng nếu vừa ăn hải sản
xong thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên tốt nhất đừng ăn hoa quả vội. Những
chất dinh dưỡng phong phú như đạm, canxi chứa trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất
nhiều nếu kết hợp với các loại quả như hồng, nho, lựu, sơn trà, thanh quả. Thêm
vào đó, thành phần hóa học của các loại hoa quả này lại dễ dàng kết hợp với
canxi có trong hải sản hình thành nên một chất khó tiêu hóa. Chất này sẽ kích
thích hệ tiêu hóa dẫn đến trình trạng đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa… Tốt nhất
nên ăn hoa quả sau khi ăn hải sản 2 tiếng.
Thoa
Nguyễn (TH)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét