Dưới đây là 10 loại thực phẩm gây ung thư nhiều nhất mà bạn không nên dùng nữa.
Câu nói “mọi
thứ đều gây nên ung thư” đã trở thành một lối nói có phần cường điệu, dùng để
bao biện cho chế độ ăn và thói quen sống thiếu lành mạnh, đặc biệt khi những
thứ ấy có nguy cơ gây ung thư. Nhưng sự thật là có rất nhiều các loại thực phẩm
đã được khoa học chứng minh là sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, và một số
thì đặc biệt nghiêm trọng. Dưới đây là 10 loại thực phẩm gây ung thư nhiều nhất
mà bạn không nên dùng nữa:
1. Thực phẩm biến đổi gen (GMOs):
Có một quy
tắc bất thành văn là: không thể đưa thực phẩm biến đổi gien vào bất kỳ chế
độ ăn không-gây-ung-thư nào, đặc biệt giờ đây cả những thực phẩm biến đổi gien
và hóa chất dùng để trồng chúng đều được chứng minh là thúc đẩy sự phát triển
tế bào ung thư.
Nhưng đâu
đâu cũng là thực phẩm biến đổi gien, bao gồm hầu hết những viên thuốc thực phẩm
chiết xuất từ ngô, đậu nành, và cây hạt cải dầu truyền thống. Tuy nhiên, bạn có
thể phòng tránh GMOs bằng cách chỉ mua các thực phẩm hữu cơ trồng ở địa phương,
và đã được chứng nhận không bị biến đổi gien cũng như được sản xuất tự nhiên
chứ không áp dụng công nghệ sinh học.
2. Thịt chế biến sẵn:
Hầu hết các
sản phẩm thịt chế biến sẵn, bao gồm thịt nguội, thịt lợn xông khói, xúc xích,
và bánh mỳ kẹp xúc xích, đều chứa hóa chất bảo quản khiến chúng trông có vẻ rất
tươi ngon và hấp dẫn, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Cả hai chất Natri
Nitrit và Natri Nitrat đều có thể dẫn đến các chứng bệnh liên quan đến ruột kết
và các dạng ung thư khác.
Vì vậy để an
toàn, hãy chọn các sản phẩm thịt chưa qua chế biến và không chứa chất nitrat,
nitrit , tốt hơn hết là chỉ nên ăn nguồn thịt từ động vật ăn rau cỏ tự nhiên.
3. Bỏng ngô nổ trong lò vi sóng:
Món này có
thể rất tiện lợi, nhưng những túi bắp ngô lò vi sóng lại liên quan đến hóa chất
có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như bệnh vô sinh và các bệnh ung thư gan,
ung thư tinh hoàn, và ung thư tuyến tụy.
Cục Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) nhận thấy thành phần axít
perfluorooctanoic (PFOA) ở trong lớp giấy tiếp xúc với bỏng ngô lò vi sóng là
một chất “có thể” gây ung thư, và một số nghiên cứu độc lập đã tìm ra mối liên
hệ của loại hóa chất này với khả năng gây ung thư. Tương tự, chất hóa học
diaxetyl sử dụng trong sản phẩm này cũng dính dáng đến ung thư và tổn thương
phổi.
4. Nước giải khát có gas:
Giống như
thịt chế biến sẵn, nước giải khát có gas cũng cho thấy khả năng gây ung thư.
Chứa đường, các hóa chất thực phẩm, và chất tạo màu, loại giải khát này làm
axit hóa cơ thể và thực chất có tác dụng nuôi dưỡng tế bào ung thư. Các chất
hóa học thường thấy trong nước giải khát có gas như chất tạo màu caramel và dẫn
xuất của nó 4-methylimidazole (4-MI) cũng liên quan đến khả năng gây ung thư.
5. Thực phẩm, đồ uống ‘ăn kiêng’:
Các thực
phẩm ‘ăn kiêng’ hay các loại nước dùng cho chế độ ‘ăn kiêng’ khác thậm chí còn
tệ hơn nước giải khát có gas với chất tạo ngọt truyền thống.
Một báo cáo khoa học gần đây phát hành bởi Cơ Quan An Toàn
Thực Phẩm Châu âu (EFSA), tổng hợp từ hơn 20 nghiên cứu độc lập đã khám phá ra
rằng aspartame, một trong những chất tạo ngọt nhân tạo thông dụng nhất, gây nên
hàng tá các loại bệnh, trong đó bao gồm các dạng khuyết tật sinh sản và ung
thư. Sucralose (Splenda), saccharin và rất nhiều các chất tạo ngọt nhân tạo
khác cũng có liên hệ với bệnh ung thư.
6. Các loại bột mỳ ‘trắng’ tinh chế
(refined white flour):
Bột mỳ tinh
chế là một nguyên liệu thông dụng ở trong ngành thực phẩm chế biến, nhưng với
thành phần có hàm lượng carbohydrate rất cao, nó cũng là một thực phẩm đáng lo
ngại.
Một nghiên
cứu xuất bản trên tạp chí Dịch Tễ Học Ung Thư, Cột Mốc đo đường, Và Ngăn Ngừa
(Cancer Epidemiology, Mile Markers, and Prevention) đã cho thấy rằng việc hấp
thụ thường xuyên chất carbohydrate tinh chế có liên quan đến tỷ lệ mắc ung
thư vú ở phụ nữ tăng 220%.
Các thực
phẩm có chỉ số glycemic cao nói chung cũng được minh chứng là sẽ làm tăng lượng
đường huyết trong cơ thể một cách nhanh chóng, vì vậy sẽ trực tiếp cung cấp
dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát tán của tế bào ung thư.
7. Đường tinh chế:
Đường tinh
chế có cơ chế liên quan đến ung thư cũng giống với bột mì tinh chế, với xu
hướng tăng vọt lượng insulin và nuôi dưỡng sự sinh trưởng của tế bào ung thư.
Các chất
làm ngọt giàu fructose như dịch đường thủy phân (High-Fructose Corn Syrup –
HFCS) có tác hại cực kỳ lớn, vì các nghiên cứu cho thấy tế bào ung thư chuyển
hóa dễ dàng và nhanh chóng các chất đường này, giúp chúng sinh sôi nảy nở mau
lẹ.
Và chính
vì các loại bánh ngọt, nước ngọt có gas, nước trái cây, nước xốt, thức ăn từ
ngũ cốc, và rất nhiều những thực phẩm thông dụng – hầu hết đều đã qua quá trình
chế biến – đều có chứa HFCS và các loại đường tinh chế khác, điều này giải
thích tại sao hiện nay tỷ lệ ung thư lại có chiều hướng gia tăng.
8. Táo, nho, và các loại hoa quả
‘bẩn’ khác:
Rất nhiều
người nghĩ rằng họ đang ăn uống lành mạnh khi mua táo, nho, hoặc dâu tây từ cửa
hàng. Nhưng trừ phi những hoa quả này là thực phẩm hữu cơ, được chứng nhận
không dùng thuốc trừ sâu, nếu không thì chúng vẫn có thể tạo ra nguy cơ mắc
bệnh ung thư rất lớn.
Tổ Chức
Hoạt động Môi Trường (EWG) phát hiện ra rằng có đến 98% các sản phẩm
thông thường, và đặc biệt là những loại có mặt trong danh sách hoa quả “bẩn”,
đều bị nhiễm các loại thuốc trừ sâu gây ung thư.
9. Cá hồi nuôi:
Cá hồi nuôi cũng
lại là một loại thực phẩm có nguy cơ gây ung thư cao, theo tiến sỹ David
Carpenter, Giám đốc Viện Sức Khỏe và Môi Trường thuộc Đại học Albany. Theo đánh
giá của ông, cá hồi nuôi không chỉ thiếu vitamin D, mà còn thường bị nhiễm phải
các hóa chất gây ung thư, PCBs (polychlorinated biphenyls), chất làm chậm cháy,
thuốc trừ sâu, và thuốc kháng sinh.
10. Dầu hydro hóa:
Loại dầu
này thường được dùng để bảo quản các thực phẩm công nghiệp và làm chúng có thể
giữ được lâu. Nhưng dầu hydro hóa sẽ thay đổi cấu trúc và tính linh động của
màng tế bào trên khắp cơ thể, từ đó có thể dẫn tới một loạt các bệnh gây suy
nhược như ung thư.
Một số nhà
sản xuất đang giảm thiểu việc sử dụng dầu hydro hóa và thay thế chúng bằng dầu
cọ hoặc các loại dầu an toàn khác, nhưng chất béo chuyển hóa vẫn được dùng rất
phổ biến trong ngành thực phẩm biến sẵn.
Theo
Jonathan Benson, www.naturalnews.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét