Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Uống nước theo 7 cách sau, bạn đang tự hại mình


Việc uống nước tưởng chừng thật dễ dàng, nhưng lại không hề đơn giản. Bạn cần tránh những sai lầm dưới đây để việc uống nước mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
1. Uống nước ngọt có ga, sinh tố thay nước lọc
Nên nhớ rằng, thức uống này không thể thay thế được cho nước lọc. Vì chúng không những không có tác dụng bổ sung lượng nước thiếu hụt cho cơ thể mà còn làm giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và trao đổi chất.  Đó chỉ là đồ uống phụ mà thôi, bạn có thể thỉnh thoảng uống chúng để thỏa mãn cơn thèm.

2. Chỉ uống khi thấy quá khát
Đa số mọi người chỉ uống nước khi thấy khát. Thói quen này không tốt cho sức khỏe chút nào. Thiếu nước trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Vì vậy, chúng ta cần phải uống nước thường xuyên hơn với từng lượng nhỏ ngay cả khi không khát để bù đắp cho quá trình bài tiết làm mất nước. Và đảm bảo sự cân bằng cho chức năng hoạt động của tế bào, điều hòa nhiệt và cải thiện chức năng tim mạch.

3. "Vừa ăn vừa uống"
Không nên uống nước trong bữa ăn do nước sẽ pha loãng dịch vị tiêu hóa của dạ dày gây cản trở cho việc tiêu hóa thực phẩm. Bạn nên uống nước trước khi ăn 30 phút hay sau khi ăn khoảng 2,5 giờ.

4. Uống nước trong chai nhựa
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nên uống nước bằng cốc thủy tinh hoặc những loại bình nước chuyên dụng có chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những chiếc chai nhựa nhỏ gọn tiện lợi cho bạn mang theo. Nhưng chai nhựa được làm từ polyester có thể gây hại cho cơ thể khi gặp nhiệt độ cao nếu như chúng không được sản xuất đúng theo quy chuẩn.

5. Không chịu uống nước vào sáng sớm
Trải qua một giấc ngủ dài, cơ thể cũng như răng bạn, cần được “vệ sinh” để đào thảo các chất cặn bã ra ngoài và làm tăng dung lượng tuần hoàn máu. Đây là thời điểm cơ thể hấp thu nước một cách dễ dàng nhất để giúp bổ sung lượng nước bị mất trong đêm. Một cốc nước lọc vào mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy là bí quyết giúp kéo dài tuổi thọ.

6. Không uống nước ngay khi ăn quá mặn
Ăn quá mặn có thể làm tăng huyết áp, sưng miệng, giảm cảm giác thèm ăn… Vì vậy sau khi ăn đồ ăn mặn điều cần làm trước tiên là phải uống nước lọc.

7. Không uống nước trước và sau khi tập thể dục
Bạn nên uống một lượng khoảng 200 - 500ml nước trước khi vận động, nhất là khi thực hiện những cuộc vận động mất quá nhiều sức để bổ sung dự phòng cho lượng nước sẽ bị mất. Sau khi vận động cũng cần phải uống nước để bảo vệ sức khỏe.

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

7 kiểu ăn sáng làm hại sức khỏe rất nhiều người mắc phải



           Mặc dù ngày càng có nhiều người nhận ra tầm quan trọng của bữa ăn sáng nhưng ăn sáng đúng cách vẫn còn là điều xa lạ với không ít chị em.
           Hãy tham khảo những sai lầm phổ biến khi ăn sáng dưới đây để không tự “phá hoại” sức khỏe của mình nhé.

1. Dậy sớm và ăn sáng
           Rất nhiều người dậy sớm và ăn sáng ngay sau khi thức dậy. Nhưng trên thực tế, ăn sáng quá sớm (khoảng 5, 6 giờ sáng) không những không tốt mà còn có thể tổn thương dạ dày.
          Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, sau một giấc ngủ dài, hầu hết các cơ quan của cơ thể vẫn lưu lại một phần của bữa ăn tối. Cơ quan tiêu hóa vẫn cần thời gian để “xử lý” và hấp thụ nốt phần ăn đó.
          Nếu bạn ăn bữa sáng quá sớm, thức ăn sẽ chất chồng với nhau, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
         Nếu thức dậy sớm thì tốt nhất nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể. Sau đó khoảng 20 đến 30 phút mới nên ăn sáng.

2. Vừa đi vừa ăn
          Nhiều người (đặc biệt là dân văn phòng) do buổi sáng không có thời gian nên tranh thủ vừa ăn vừa đi bộ hoặc ăn khi chờ xe buýt…
          Thói quen này không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Chưa nói đến việc ăn khi đi ngoài đường có thể không đảm bảo vệ sinh, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Chỉ ăn trái cây
            Ăn bữa sáng chỉ bằng trái cây – thói quen này thường gặp ở chị em, đặc biệt là những người muốn giảm cân. Tuy nhiên, biện pháp này lại không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích.
            Bởi vì trái cây chứa ít protein và calo nên không thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra năng lượng và duy trì sự trao đổi chất bình thường của cơ thể. Ngoài ra, các loại trái cây như quả hồng vàng, cà chua, chuối… không thích hợp để ăn khi đói.

4. Ăn nhiều thịt
            Rất nhiều người nói bữa ăn sáng không ăn thịt sẽ dễ bị đói vì không cung cấp đủ calo. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt hay nhiều dầu vào bữa sáng. Bởi những loại thức ăn này chứa nhiều protein, và chất béo nên không tốt cho dạ dày.

5. Dùng thực phẩm lạnh vào buổi sáng
            Buổi sáng, cơ bắp, thần kinh và mạch máu của cơ thể đang trong trạng thái co lại, nếu bạn ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ thể khó lưu thông.
             Có thể ban đầu bạn chỉ thấy khó chịu ở đường tiêu hóa nhưng lâu dài bạn sẽ phải đối diện với chứng táo bón, da trở nên xấu hơn hoặc thậm chí có đờm ở cổ họng. Vấn đề này tuy nhỏ nhưng làm tổn thương khá lớn đến sức đề kháng của cơ thể.
              Vì vậy, khi bạn ăn sáng nên tránh ăn trái cây đông lạnh, nước rau ép lạnh, cà phê đá hay sữa đá… Thay vào đó nên thưởng thức một tô cháo nóng, bánh mỳ, ngũ cốc nóng, sữa nóng.

6. Sử dụng thức ăn thừa
              Nhiều người nghĩ rằng tận dụng lại đồ ăn từ tối hôm trước cho bữa sáng để tránh lãng phí, lại thuận tiện. Nhưng ý tưởng này là một sai lầm lớn!
              Các chuyên gia chỉ ra rằng thức ăn không giữ lại giá trị dinh dưỡng toàn vẹn sau thời gian dài lưu trữ. Thậm chí sau một đêm, thức ăn có thể sản sinh ra nitric có hại cho sức khỏe con người.

7. Món ăn nhẹ cho bữa ăn sáng
               Đồ ăn nhẹ mà nhiều người chọn cho bữa sáng phần lớn là các thực phẩm khô trong khi đó cơ thể buổi sáng đang trong trạng thái mất nước. Nếu sử dụng đồ ăn khô cho bữa sáng thì sẽ không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu.
              Hơn nữa, những đồ ăn này có thể cung cấp năng lượng ngay lập tức nhưng chỉ được trong một thời gian ngắn và sẽ khiến bạn cảm thấy đói hơn vào buổi trưa.
              Ăn sáng với các loại thực phẩm khô dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cũng như sự suy giảm về thể chất, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Nếu chân có 5 triệu chứng bất thường sau, nhất thiết phải đi khám


             Bạn không nên coi thường bất kì triệu chứng bất thường nào ở chân vì nó có thể là manh mối cảnh báo một số bệnh trong cơ thể mà bạn có thể đang mắc phải.

1. Vết loét lâu lành dưới lòng bàn chân

Chẩn đoán: Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường . Lượng đường trong máu cao dẫn đến tổn thương thần kinh ở bàn chân - có thể gây ra các vết xước nhỏ, vết cắt, hoặc kích ứng da do ma sát gây ra. Nếu những tổn thương này không được điều trị, các vết loét có thể dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí phải phẫu thuật để cắt bỏ chỗ nhiễm trùng.
Những vết thương này kéo dài có thể có thêm mùi hôi. Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường bao gồm khát nước liên tục, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, nhìn mờ, nhanh đói và giảm cân đột ngột.
Phải làm gì: Bạn cần đi khám để được điều trị vết loét nhanh chóng và được chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường cần phải kiểm tra bàn chân hàng ngày ( những người lớn tuổi hoặc những người béo phì nếu không thể tự kiểm tra thì nên nhờ người giúp) và đi khám 3 tháng/lần.

2. Rụng lông chân hoặc lông ở ngón chân

Chẩn đoán: Triệu chứng bất thường này dễ nhận thấy ở nam giới hơn và nó có thể là dấu hiệu của sự lưu thông máu kém. Khi tim mất khả năng bơm đủ máu đến các chi do xơ cứng động mạch thì chân nhận được ít máu hơn và lông ở chân cũng rụng dần, nhất là ở ngón chân.
Việc cung cấp máu tới chân bị giảm sẽ dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát màu sắc của chân. Khi bạn đứng, bàn chân có thể có màu đỏ tươi hoặc sẫm, khi nâng lên, chân sẽ có màu nhạt đi nhanh chóng. Da sáng bóng . Những người có tuần hoàn máu kém thường có xu hướng gặp rắc rối về tim mạch (như bệnh tim hoặc động mạch cảnh) nhưng không phải ai cũng nhận ra mình gặp khó khăn trong lưu thông máu.
Phải làm gì: Bạn cần điều trị các vấn đề về tim mạch có thể cải thiện lưu thông máu. Tuy nhiên, lông ở chân có thể không mọc lại

3. Bàn chân bị lạnh

Chẩn đoán: Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh ở tuyến giáp . Phụ nữ trên 40 người có bàn chân lạnh thường gặp tình trạng suy giáp vì tuyến giáp đóng vai trò điều hòa nhiệt độ và ổn định trao đổi chất. Tuần hoàn kém cũng có thể là một nguyên nhân khiến bạn thường xuyên lạnh bàn chân.
Sự suy giảm tuyến giáp có thể gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể làm cho bạn có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, trầm cảm , tăng cân, da khô...
Phải làm gì: Bạn nên giữ cho bàn chân mình ấm bằng cách đi tất, giày. Bạn cũng nên đi khám để biết nguyên nhân là do hoạt động của tuyến giáp hay do sự tuần hoàn trong cơ thể, từ đó mới có thể điều trị hiệu quả nhất.

4. Tê ở cả hai bàn chân

Chẩn đoán: Cảm giác tê, nặng, cứng chân có thể là một dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại vi, hoặc do hệ thống thần kinh ngoại biên bị tổn hại. Đó là cách cơ thể truyền tải thông tin từ não bộ và tủy sống tới các bộ phần còn lại của cơ thể. Tổn thương thần kinh ngoại biên có nhiều nguyên nhân, nhưng 2 nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh tiểu đường và lạm dụng rượu.
Cảm giác ngứa râm ran hoặc như bị đốt cũng có thể xuất hiện ở tay và dần dần lan rộng đến cánh tay và chân.
Phải làm gì: Không có cách chữa bệnh thần kinh ngoại vi, nhưng các loại thuốc như thuốc giảm đau thuốc chống trầm cảm có thể có tác dụng để điều trị triệu chứng này. Vì vậy, bạn nên đi khám để được dùng đúng thuốc điều trị.

5. Đau khớp ngón chân

Chẩn đoán: Nếu bị đau khớp ngón chân, rất có thể bạn đã bị viêm khớp dạng thấp (RA) - một bệnh thoái hóa khớp, thường cảm thấy đau ở các khớp nhỏ trước tiên, chẳng hạn như các ngón chân và các khớp ngón tay.
Ngoài cảm giác đau, có thể bạn còn thấy ngón chân mình bị sưng và cứng. Cơn đau này có xu hướng đối xứng , ví dụ, nó sẽ xảy ra đồng thời ở cả hai ngón chân cái hoặc 2 ngón tay cái. Viêm khớp dạng thấp phát triển đột ngột hơn viêm khớp thoái hóa và các cơn đau có thể lúc xuất hiện lúc biến mất. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 4 lần so với nam giới.
Phải làm gì: Đi khám là việc bạn nên làm vì như vậy mới có thể xác định được nguyên nhân của bất kì cơn đau khớp nào. Nếu được chẩn đoán sớm, chính xác, việc điều trị sẽ có kết quả tốt và tránh được nguy cơ biến dạng chân, tay vĩnh viễn.

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Bệnh nhân tăng, phí điều trị cũng tăng


TT - Mỗi năm, ước tính tại VN có hơn 116.000 ca bệnh ung thư mới, trong khi chi phí điều trị bệnh ung thư ngày càng tăng.

Ngày 22-5, tại hội thảo “Bảo hiểm ung thư tại VN - thu hẹp khoảng cách từ sáng kiến đến việc tiếp cận điều trị ung thư” được tổ chức tại Sở Y tế TP.HCM, TS.BS Phạm Xuân Dũng, phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết số ca mắc bệnh ung thư mới tăng theo thời gian. Riêng tại TP.HCM mỗi năm có 5.000-5.500 ca ung thư mới. Số bệnh nhân ung thư đến điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tăng 10% mỗi năm.
Mỗi năm tiếp nhận 13.000 bệnh nhân ung thư mới
Chi phí điều trị các bệnh ung thư rất lớn
Chi phí điều trị một ca ung thư vú giai đoạn nhẹ chỉ cần phẫu thuật đã là 80 triệu đồng, giai đoạn nặng từ 650-700 triệu đồng, chi phí điều trị ung thư gan giai đoạn nặng là 820 triệu đồng, ung thư trực tràng giai đoạn sớm là 150-170 triệu đồng, ung thư đại tràng - dạ dày giai đoạn nặng từ 300-700 triệu đồng, ung thư buồng trứng giai đoạn sớm 120-200 triệu đồng...
Hoặc chi phí điều trị một ca ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn sớm thấp hơn so với nhiều loại bệnh ung thư khác, chỉ 25-50 triệu đồng, nhưng 70% người bệnh mắc bệnh ung thư cổ tử cung lại ở những vùng quê nên chi phí này vẫn là gánh nặng cho bệnh nhân.
Nhìn tổng thể, thu nhập bình quân đầu người tại VN chưa tới 2.000 USD/năm, nhưng chi phí điều trị các bệnh ung thư kể trên cho thấy gánh nặng chi phí điều trị bệnh ung thư là không nhỏ.
Theo ông Dũng, mỗi năm Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tiếp nhận 13.000 bệnh nhân ung thư mới. Trong khi số giường thực kê tại bệnh viện này chỉ là 700 giường nhưng số bệnh nhân nằm điều trị mỗi ngày lên đến 1.500 người.
Không chỉ số bệnh nhân ung thư gia tăng, mà ông Dũng dự báo chi phí điều trị các bệnh ung thư sẽ tiếp tục tăng.
10 năm trước, khi điều trị cho bệnh nhân ung thư, các bác sĩ cố gắng cứu sống bệnh nhân, hiện nay bác sĩ còn quan tâm tạo điều kiện cho người bệnh điều trị xong trở về sinh hoạt, làm việc như bình thường.
Người bệnh được tiếp cận với những phương pháp điều trị tiên tiến như xét nghiệm hiện đại; phẫu thuật không giống như xưa mà là tái tạo, tạo hình, nội soi, vi phẫu; hóa trị cũng sử dụng những loại thuốc mới để đạt hiệu quả tốt hơn.
Chính vì vậy chi phí điều trị cho bệnh nhân ung thư ngày càng tăng. Cứ sau 10 năm, chi phí điều trị bệnh ung thư lại tăng gấp đôi.
Ông Vũ Xuân Bằng, phó trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (thuộc Bảo hiểm xã hội VN) cũng nhận xét số bệnh nhân mắc bệnh ung thư đến điều trị tại các bệnh viện ngày càng đông.
Chi phí Bảo hiểm xã hội VN chi trả cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư trong năm 2013 cao hơn nhiều so với năm 2012.
Trong năm 2012, chi phí cho bệnh nhân bảo hiểm y tế điều trị bệnh ung thư mà Bảo hiểm xã hội VN chi trả là 2.762 tỉ đồng thì năm 2013 đã lên đến 3.374 tỉ đồng.
Ông Bằng cho biết có những bệnh nhân ung thư điều trị với chi phí 1,4 tỉ đồng trong một năm. Trong chi phí mà Bảo hiểm xã hội chi trả cho bệnh nhân ung thư thì thuốc chiếm 80% tổng chi phí điều trị.
Bác sĩ Phạm Xuân Dũng cho rằng với mức chi trả như BHYT hiện nay, các bệnh nhân ung thư đều được tiếp cận hầu hết loại thuốc đắt tiền.
Tuy nhiên, chi phí điều trị cho bệnh nhân ung thư cứ ngày một gia tăng, điều này làm ông Dũng lo lắng lâu dài một mình quỹ BHYT sẽ không chịu nổi gánh nặng này. Vì vậy, cần có chiến lược cho việc phòng chống và điều trị ung thư.
Do môi trường sống, thực phẩm...
Bệnh ung thư đang là sát thủ sau bệnh tim mạch gây số ca tử vong nhiều thứ hai trong các bệnh lý.
Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu, cho biết ngoài nguyên nhân như dân số gia tăng, các phương tiện chẩn đoán bệnh ung thư ngày càng hiện đại thì những nguyên nhân chính khiến bệnh ung thư tăng trong những năm gần đây là do môi trường sống ô nhiễm (khói từ xe hơi, khói thải từ nhiều nhà máy công nghiệp...); nhiều thực phẩm được chế biến bằng những hóa chất độc hại.
Ngoài ra, do cuộc sống bận rộn, nhiều gia đình không còn ăn bữa ăn truyền thống như trước mà ra hàng quán ăn nhiều hơn. Khi ăn hàng quán nhiều càng có nguy cơ ăn phải thực phẩm không an toàn, ăn nhiều thịt, chất béo nhưng ít rau xanh.
Cuộc sống công nghiệp cũng làm mọi người ít hoạt động, ngồi nhiều, đi lại bằng ôtô, xe máy...và ít chú trọng đến việc tập luyện.
Chưa kể, VN còn là 1 trong 15 nước hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Nam giới hút thuốc lá nhiều làm những người xung quanh hít khói thuốc thụ động.
Hiện nay bệnh ung thư phổi đang gia tăng nhanh tại VN ở cả hai giới nam và nữ. Bên cạnh đó, nước ta cũng đứng đầu Đông Nam Á về tiêu thụ rượu, bia. Tất cả những yếu tố này đã góp phần làm bệnh ung thư gia tăng nhanh trong những năm gần đây.
Để phòng bệnh ung thư, mỗi người dân cần có chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn ít chất béo mà nhiều rau xanh, trái cây, cần vận động, tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày.
Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ hằng năm để nếu có bệnh sẽ được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ kịp thời, hiệu quả.
THÙY DƯƠNG


Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

10 thực phẩm gây ung thư nhiều nhất bạn nên từ bỏ hẳn khỏi bữa ăn

           Dưới đây là 10 loại thực phẩm gây ung thư nhiều nhất mà bạn không nên dùng nữa.

          Câu nói “mọi thứ đều gây nên ung thư” đã trở thành một lối nói có phần cường điệu, dùng để bao biện cho chế độ ăn và thói quen sống thiếu lành mạnh, đặc biệt khi những thứ ấy có nguy cơ gây ung thư. Nhưng sự thật là có rất nhiều các loại thực phẩm đã được khoa học chứng minh là sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, và một số thì đặc biệt nghiêm trọng. Dưới đây là 10 loại thực phẩm gây ung thư nhiều nhất mà bạn không nên dùng nữa:

1. Thực phẩm biến đổi gen (GMOs):
            Có một quy tắc bất thành văn là: không thể đưa thực phẩm biến đổi gien vào bất kỳ chế độ ăn không-gây-ung-thư nào, đặc biệt giờ đây cả những thực phẩm biến đổi gien và hóa chất dùng để trồng chúng đều được chứng minh là thúc đẩy sự phát triển tế bào ung thư.
            Nhưng đâu đâu cũng là thực phẩm biến đổi gien, bao gồm hầu hết những viên thuốc thực phẩm chiết xuất từ ngô, đậu nành, và cây hạt cải dầu truyền thống. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh GMOs bằng cách chỉ mua các thực phẩm hữu cơ trồng ở địa phương, và đã được chứng nhận không bị biến đổi gien cũng như được sản xuất tự nhiên chứ không áp dụng công nghệ sinh học.

2. Thịt chế biến sẵn:
         Hầu hết các sản phẩm thịt chế biến sẵn, bao gồm thịt nguội, thịt lợn xông khói, xúc xích, và bánh mỳ kẹp xúc xích, đều chứa hóa chất bảo quản khiến chúng trông có vẻ rất tươi ngon và hấp dẫn, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Cả hai chất Natri Nitrit và Natri Nitrat đều có thể dẫn đến các chứng bệnh liên quan đến ruột kết và các dạng ung thư khác.
           Vì vậy để an toàn, hãy chọn các sản phẩm thịt chưa qua chế biến và không chứa chất nitrat, nitrit , tốt hơn hết là chỉ nên ăn nguồn thịt từ động vật ăn rau cỏ tự nhiên.

3. Bỏng ngô nổ trong lò vi sóng:
          Món này có thể rất tiện lợi, nhưng những túi bắp ngô lò vi sóng lại liên quan đến hóa chất có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như bệnh vô sinh và các bệnh ung thư gan, ung thư tinh hoàn, và ung thư tuyến tụy.
Cục Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) nhận thấy thành phần axít perfluorooctanoic (PFOA) ở trong lớp giấy tiếp xúc với bỏng ngô lò vi sóng là một chất “có thể” gây ung thư, và một số nghiên cứu độc lập đã tìm ra mối liên hệ của loại hóa chất này với khả năng gây ung thư. Tương tự, chất hóa học diaxetyl sử dụng trong sản phẩm này cũng dính dáng đến ung thư và tổn thương phổi.

4. Nước giải khát có gas:
           Giống như thịt chế biến sẵn, nước giải khát có gas cũng cho thấy khả năng gây ung thư. Chứa đường, các hóa chất thực phẩm, và chất tạo màu, loại giải khát này làm axit hóa cơ thể và thực chất có tác dụng nuôi dưỡng tế bào ung thư. Các chất hóa học thường thấy trong nước giải khát có gas như chất tạo màu caramel và dẫn xuất của nó 4-methylimidazole (4-MI) cũng liên quan đến khả năng gây ung thư.

5. Thực phẩm, đồ uống ‘ăn kiêng’:
          Các thực phẩm ‘ăn kiêng’ hay các loại nước dùng cho chế độ ‘ăn kiêng’ khác thậm chí còn tệ hơn nước giải khát có gas với chất tạo ngọt truyền thống.
Một báo cáo khoa học gần đây phát hành bởi Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm Châu âu (EFSA), tổng hợp từ hơn 20 nghiên cứu độc lập đã khám phá ra rằng aspartame, một trong những chất tạo ngọt nhân tạo thông dụng nhất, gây nên hàng tá các loại bệnh, trong đó bao gồm các dạng khuyết tật sinh sản và ung thư. Sucralose (Splenda), saccharin và rất nhiều các chất tạo ngọt nhân tạo khác cũng có liên hệ với bệnh ung thư.

6. Các loại bột mỳ ‘trắng’ tinh chế (refined white flour):
          Bột mỳ tinh chế là một nguyên liệu thông dụng ở trong ngành thực phẩm chế biến, nhưng với thành phần có hàm lượng carbohydrate rất cao, nó cũng là một thực phẩm đáng lo ngại.
          Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Dịch Tễ Học Ung Thư, Cột Mốc đo đường, Và Ngăn Ngừa (Cancer Epidemiology, Mile Markers, and Prevention) đã cho thấy rằng việc hấp thụ thường xuyên chất carbohydrate tinh chế có liên quan đến tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ tăng 220%.
           Các thực phẩm có chỉ số glycemic cao nói chung cũng được minh chứng là sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể một cách nhanh chóng, vì vậy sẽ trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát tán của tế bào ung thư.

7. Đường tinh chế:
           Đường tinh chế có cơ chế liên quan đến ung thư cũng giống với bột mì tinh chế, với xu hướng tăng vọt lượng insulin và nuôi dưỡng sự sinh trưởng của tế bào ung thư.
           Các chất làm ngọt giàu fructose như dịch đường thủy phân (High-Fructose Corn Syrup – HFCS) có tác hại cực kỳ lớn, vì các nghiên cứu cho thấy tế bào ung thư chuyển hóa dễ dàng và nhanh chóng các chất đường này, giúp chúng sinh sôi nảy nở mau lẹ.
            Và chính vì các loại bánh ngọt, nước ngọt có gas, nước trái cây, nước xốt, thức ăn từ ngũ cốc, và rất nhiều những thực phẩm thông dụng – hầu hết đều đã qua quá trình chế biến – đều có chứa HFCS và các loại đường tinh chế khác, điều này giải thích tại sao hiện nay tỷ lệ ung thư lại có chiều hướng gia tăng.

8. Táo, nho, và các loại hoa quả ‘bẩn’ khác:
            Rất nhiều người nghĩ rằng họ đang ăn uống lành mạnh khi mua táo, nho, hoặc dâu tây từ cửa hàng. Nhưng trừ phi những hoa quả này là thực phẩm hữu cơ, được chứng nhận không dùng thuốc trừ sâu, nếu không thì chúng vẫn có thể tạo ra nguy cơ mắc bệnh ung thư rất lớn.
           Tổ Chức Hoạt động Môi Trường (EWG) phát hiện ra rằng  có đến 98% các sản phẩm thông thường, và đặc biệt là những loại có mặt trong danh sách hoa quả “bẩn”, đều bị nhiễm các loại thuốc trừ sâu gây ung thư.

9. Cá hồi nuôi:
          Cá hồi nuôi cũng lại là một loại thực phẩm có nguy cơ gây ung thư cao, theo tiến sỹ David Carpenter, Giám đốc Viện Sức Khỏe và Môi Trường thuộc Đại học Albany. Theo đánh giá của ông, cá hồi nuôi không chỉ thiếu vitamin D, mà còn thường bị nhiễm phải các hóa chất gây ung thư, PCBs (polychlorinated biphenyls), chất làm chậm cháy, thuốc trừ sâu, và thuốc kháng sinh.

10. Dầu hydro hóa:
            Loại dầu này thường được dùng để bảo quản các thực phẩm công nghiệp và làm chúng có thể giữ được lâu. Nhưng dầu hydro hóa sẽ thay đổi cấu trúc và tính linh động của màng tế bào trên khắp cơ thể, từ đó có thể dẫn tới một loạt các bệnh gây suy nhược như ung thư.
            Một số nhà sản xuất đang giảm thiểu việc sử dụng dầu hydro hóa và thay thế chúng bằng dầu cọ hoặc các loại dầu an toàn khác, nhưng chất béo chuyển hóa vẫn được dùng rất phổ biến trong ngành thực phẩm biến sẵn.

                                                            Theo Jonathan Benson, www.naturalnews.com


Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Tốn 1 phút, bạn có sức khỏe cả đời


           Để giày dép ngoài cửa, thoa kem chống nắng, thêm lát chanh vào nước, hắt hơi vào khuỷu tay... là những thói quen giúp bạn giữ gìn sức khỏe.

          Nhiều người nghĩ để có sức khỏe, cần có thời gian dài luyện tập. Nhưng có nhiều thói quen tốt chỉ cần thực hiện trong 60 giây hoặc ít hơn. Thắt dây an toàn, rửa tay, tự kiểm tra vú hay tinh hoàn, uống axit folic khi mang thai đều giúp bạn bảo vệ sức khỏe mà không tốn nhiều thời gian.
         Và một số việc tốt cho sức khỏe khác bạn cũng chỉ cần làm trong một phút như: nhảy dây để tăng nhịp tim, đứng thẳng để ngừa đau lưng, mỉm cười hay cười to để cải thiện tâm trạng, và mỗi ngày viết ra 5 điều bạn biết ơn để xây dựng tinh thần lạc quan và khả năng phục hồi cơ thể.
        Dưới đây là những thói quen lành mạnh khác bạn có thể thực hiện để nâng cao sức khỏe của mình:
Để giày dép ngoài cửa
         Tập tục lâu đời của người Nhật là để giày ở trước cửa nhà. Thói quen này là cách thể hiện sự trân trọng sự tinh khiết của một gia đình, và cũng có thể là một điều thiết thực và nhanh chóng để giữ nhà sạch hơn và tránh đưa các chất ô nhiễm từ bên ngoài vào.
         Khi bỏ giày bên ngoài trở thành thói quen hằng ngày, nó ngăn chặn mọi thứ từ bụi bẩn tới đất, đá, hóa chất và những loại có khả năng gây dị ứng vào nhà bạn.
         Ngoài ra, bỏ giày bên ngoài nhà còn cho bạn cảm giác nghỉ ngơi thực sự - bỏ lại tất cả mọi thứ liên quan tới một ngày dài mệt nhọc - khi bước vào tổ ấm yên bình của gia đình.
Chải lưỡi
          Ngừa sâu răng và các bệnh về nướu, răng buộc bạn phải đánh răng hằng ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Nhưng chải lưỡi là một bước khác quan trọng thường bị bỏ qua trong việc giữ vệ sinh miệng.
         Mặt sau của lưỡi là hang ổ của vi khuẩn và các loại vi trùng - nguyên nhân khiến hơi thở của bạn có mùi hôi. Vì vậy, sau khi đánh răng, nhẹ nhàng chải sạch bề mặt lưỡi, từ sau ra trước. Làm việc này ít nhất một lần mỗi ngày giúp loại bỏ vi khuẩn gây mảng bám và thức ăn còn bám vào lưỡi, để hơi thở của bạn thơm tho hơn.
          Tuy vậy, hãy thận trọng khi mới cạo lưỡi vì khu vực này rất nhạy cảm, dễ đau rát. Nên mua loại chải lưỡi chuyên dụng - thường được bán trong các nhà thuốc và chải thật nhẹ nhàng những lần đầu.
Hắt hơi vào cánh tay của bạn
          Khi bạn không có khăn giấy để che miệng và mũi, cách tốt nhất khi ho hay hắt hơi là che vào khuỷu tay hay trên cánh tay, theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh Mỹ.
          Nên tránh dùng bàn tay - nơi có thể không sạch sẽ và cũng dễ lây lan vi trùng ra xung quanh. Che những giọt nước bọt bắn ra cũng ngăn chặn vi khuẩn lây lan vào không khí, nơi chúng có thể rơi xuống các bề mặt mọi người dễ chạm vào và lây bệnh cho người khác.
          Kỹ thuật đơn giản này không chỉ là lời khuyên tốt cho người lớn và trẻ em trong suốt mùa cảm lạnh, cảm cúm mà còn là một cách giữ sức khỏe thông minh bất cứ lúc nào, khi nguy cơ dị ứng và nhiễm vi trùng ở quanh.
Thêm hương vị vào nước
          Nếu uống nước không có vẻ khiến bạn dễ chán, hãy thử tăng chút hương vị thơm ngon, dậy lên sức sống vào cốc hay chai nước, bằng cách thêm vào vài lát chanh, cam... Bạn cũng có thể cho thêm màu sắc và hương vị cho nước bằng các lát quả dâu tây hay trái mâm xôi. Muốn có cảm giác lạ hơn, hãy thêm lá bạc hà, lát kiwi hay lát dưa chuột vào nước.
          Cho các thứ khác này vào nước có thể làm tăng mùi vị, khiến nước hấp dẫn hơn và bạn có thêm động lực để uống nhiều nước hơn.
          Các bác sĩ cho biết nhiều bệnh nhân không uống nhiều nước suốt ngày và nhiều người thậm chí còn không nhận ra mình khát. Thường khi chúng ta thèm thứ gì đó mặn hay ngọt, chính là chúng ta đang khát. 
          Để có đủ lượng nước, Viện y học Mỹ cho rằng phụ nữ nên uống khoảng 9 cốc nước mỗi ngày (mỗi cốc khoảng 230ml), còn nam giới là 13 cốc.
Thư giãn mắt
          Nhiều công chức và sinh viên dành thời gian dài mỗi ngày dán mắt vào màn hình máy tính - và chịu tác động từ 3 yếu tố: nhìn lâu, tư thế ngồi không tốt và ánh sáng kém - tất cả có thể khiến bạn mỏi mắt và nhức đầu. Hiện tượng được gọi là "Hội chứng thị lực máy tính" sẽ giảm bớt khi bạn rời mắt khỏi màn hình giây lát.
         Để bảo vệ đôi mắt của bạn từ việc nhìn màn hình hằng ngày, hãy thường xuyên cho mắt thư giãn. Các chuyên gia về mắt khuyến cáo nguyên tắc 20-20-20: mỗi 20 phút làm việc với máy tính, tránh màn hình ít nhất 20 giây bằng cách nhìn ra nơi nào đó ở ở khoảng cách 20 feet (khoảng hơn 6m).
          Cho mắt thời gian nghỉ ngơi giúp mắt tập trung vào điểm nào đó khác và giảm mệt mỏi. Tốt hơn nữa là hãy đứng lên, vung tay vào không khí và co duỗi các cơ, đặc biệt nếu bạn ngồi nhiều. Việc này thúc đẩy lưu thông máu, tiếp thêm sinh lực cho thể chất và tâm trí.
Dùng kem chống nắng quanh năm
         Một nghiên cứu mới cho thấy bôi kem chống nắng hằng ngày có mục đích kép: bảo vệ da khỏi các dấu hiệu lão hóa và giảm nguy cơ ung thư da.
        Các nhà nghiên cứu ở Australia thấy rằng những nam giới và phụ nữ thường xuyên bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 15 trở lên có làn da trông trẻ hơn những người chỉ thi thoảng dùng. Họ cũng ít nếp nhăn và các nốt sẫm mầu hơn so với những người ít dùng kem chống nắng.
         Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một cách rẻ tiền để làm chậm sự tàn phá của thời gian lên làn da, hãy biến việc bôi kém chống nắng là một thói quen buổi sáng, dù trời mưa hay nắng.
 Cho miếng bọt biển lau bát vào quay trong lò vi sóng
          Bệ ngồi toilet có vẻ là nơi vi khuẩn sinh sôi nhiều nhất trong nhà, nhưng các nhà nghiên cứu lại chỉ ra rằng bọt biển lau bếp mới đứng đầu bảng.
          Miếng bọt biển nhà bếp sử dụng thường xuyên để lau vết máu từ thịt sống, bụi bẩn, nước nấu tràn, cộng với kết cấu ẩm và xốp, nó là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sản sinh rồi truyền nấm mốc cho thực phẩm.
          Để ngăn sự lây lan vi khuẩn và làm vệ sinh bọt biển, hãy làm ướt nó, sau đó cho vào lò vi sóng quay nóng trong 30 giây vào mỗi tối hay đặt nó vào máy rửa bát. Hãy cẩn thận khi lấy miếng bọt biển ra vì nó vẫn rất nóng.
Đếm đến 10 khi nóng giận
          Để làm mát cái đầu nóng, hãy đếm đến 10 và hít thở thật chậm, sâu giữa mỗi số. Kỹ thuật đơn giản này giúp chế ngự cảm xúc và giảm sự nóng giận của bạn nhanh chóng.
          Việc đếm làm sao nhãng tâm trí bạn - cho bạn thời gian để tránh xa cảm xúc tiêu cực từ người hay tình huống nào đó. Nếu vẫn chưa ích gì, hãy tiếp tục đếm và hít thở sâu cho tới khi bạn bình tĩnh lại, kiểm soát bản thân tốt hơn và ít hung hăng.

                                                                                                Theo VNE


Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

100 bí quyết để có sức khỏe tốt - Số 22

Hưởng niềm vui từ gia đình
          Chúng ta đều biết áp lực công việc sẽ dễ gây ra stress và mệt mỏi. Tuy nhiên trong thực tế thì cuộc sống gia đình có tác động lên sức khỏe hơn là công việc. Một cuộc sống gia đình hạnh phúc sẽ có những tác động tích cực và giúp giảm bớt những áp lực trong công việc.

          Sau 3 năm tìm hiểu, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Toronto đã đưa ra kết luận về ảnh hưởng của công việc và cuộc sống gia đình đến sức khỏe của con người rằng: với những người có đời sống gia đình yên ấm thò số người có mức độ huyết áp ổn định tăng lên 8% trong khi những người có cuộc sống không hòa thuận thì số người có mức độ huyết áp ổn định giảm đến 6% so với người có cuộc sống bình thường. 

Sách dịch: The 100 simple secrets of health people

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Uống hơn 4 ly cà phê/ngày mau chết sớm

                 Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy uống hơn 28 ly cà phê/tuần (4 ly/ngày) sẽ làm bạn mau chết, theo kết quả nghiên cứu hơn 40.000 người từ 1971 - 2002, đăng trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings ngày 15.8.

                 Báo USA Today dẫn nguồn tin trên cho biết, kết quả này của các nhà nghiên cứu Mỹ dựa trên khảo sát hành vi của 43.727 người nam và nữ ở độ tuổi 20-87, từ 1971 đến 2002.
               Theo đó, với những người lạm dụng cà phê, có tỉ lệ tử vong cao hơn người uống ít cà phê. Đặc biệt những người dưới 55 tuổi có nguy cơ chết cao hơn (56%) khi uống trên 28 ly cà phê/tuần, tức trên 4 ly/ngày.
             "Từ nghiên cứu của chúng tôi, tốt nhất là ta nên uống từ 1-3 ly cà phê/ngày”, bà Xuemei Sui, trợ lý giáo sư thực nghiệm khoa học tại đại học South Carolina (một trong các đơn vị tham gia nghiên cứu) cho biết. Bà cũng mô tả rằng 1ly cà phê theo định nghĩa chứa lượng nước cà phê từ 6 - 8 ounce (170 - 227 g).
            Bà Sui cũng cho biết chất caffeine trong cà phê có thể làm gia tăng tỉ lệ bệnh tim cũng như cao huyết áp và lượng đường trong máu. Tuy vậy cà phê lại là nguồn chống
ôxy hóa quan trọng cần cho cơ thể.
             Một nghiên cứu trước đó của đại học Harvard cho thấy cuống nhiều cà phê làm giảm nguy cơ tự tử.
           Tóm lại, dùng cà phê theo liều lượng vừa đủ thì tốt hơn là lạm dụng.


100 bí quyết để có sức khỏe tốt - Số 21

Quan tâm đến nguồn nước uống
          Nước là 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Ai cũng muốn mua những sản phẩm có lợi cho sức khỏe của mình, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có được những thông tin chính xác để chọn lựa. Nhiều chương trình quảng cáo đã thổi phồng lên quá mức khiến người tiêu dùng cảm thấy phân vân khi lựa chọn loại nước uống cho mình.

          Các nhà nghiên cứu ở Hội đồng bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã phát hiện ra rằng 40% các loại nước đóng chai được bán trên thị trường chỉ là nước lã, tương tự đôi khi còn kém vệ sinh hơn loại nước được lấy từ vòi nước máy của gia đình bạn.

Sách dịch: The 100 simple secrets of health people