Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Nguyên nhân chính gây ung thư ĐẠI TRỰC TRÀNG

Kẻ giấu mặt" có thể gây ung thư nhiều người mắc nhưng chủ quan
 


       Đa số polyp đại - trực tràng là lành tính nhưng một số có khả năng hóa thành ác tính (ung thư).

       Đại tràng là phần ruột cuối cùng của ống tiêu hoá (còn được gọi là ruột già), dài 1 – 1,5m, hình chữ U ngược, bắt đầu từ manh tràng đến đoạn cuối cùng là trực tràng và tận hết ở hậu môn. Polyp đại - trực tràng không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng như khối u, có cuống hoặc không có cuống, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Đa số polyp là lành tính nhưng một số có khả năng hóa thành ác tính (ung thư).

1. Các dạng polyp đại - trực tràng
       Polyp đại trực tràng thường gặp nhất là 2 dạng: polyp tăng sản và poltp tuyến. Các dạng polyp khác cũng có thể gặp ở đại - trực tràng nhưng ở tỉ lệ rất thấp.
- Polyp tăng sản: Polyp tăng sản thường có kích thước rất nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng (trực tràng và đại tràng sigma). Loại polyp này rất ít khi trở thành ác tính.
Thông thường, người ta rất khó phân biệt giữa polyp tăng sản với polyp tuyến nếu chỉ dựa trên hình ảnh thấy được qua nội soi nên thường cắt bỏ cả loại polyp này và gửi đi làm tế bào học như các polyp tuyến.
- Polyp tuyến: 2/3 polyp đại tràng là polyp tuyến, đa số không phát triển thành ung thư mặc dầu chúng đều rất có tiềm năng. Polyp tuyến thường được phân loại theo kích thước, hình dáng bên ngoài và đặc điểm mô học của chúng qua sinh thiết.
           Theo các nhà khoa học, polyp tuyến càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao, do đó các polyp lớ cần phải được sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn đồng thời gửi đi làm giải phẫu bệnh học để kiểm tra khả năng ung thư.
Hình ảnh polyp đại - trực tràng.

2. Những polyp đại - trực tràng có nguy cơ ung thư hóa
          Những polyp đơn độc ở đại trực tràng có thể là những khối u lành tính và tồn tại trong nhiều năm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ biến thành ung thư đại - trực tràng.
          Polyp có chân rộng, không có cuống thì khả năng ác tính cao hơn là những polyp có chân nhỏ hay cuống dài lòng thòng. Càng nhiều polyp thì khả năng ung thư hóa càng cao.
         Trường hợp đa polyp đại tràng do di truyền thì khả năng trở thành ung thư là 100%. Với trường hợp này, bệnh polyp đại - trực tràng cần được phát hiện và cắt bỏ trước khi trở thành ác tính.

3. Những người dễ có nguy cơ bị polyp đại - trực tràng
         Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh polyp đại - trực tràng, nhưng một số người có cơ địa dễ mắc bệnh hơn bao gồm:
- Người từ 50 tuổi trở lên.
- Người từng cắt bỏ polyp đại - trực tràng.
- Tiền sử gia đình bị mắc polyp.
- Có thành viên trong gia đình bị ung thư ruột già (ung thư ruột kết).
- Người từng mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc tử cung trước 50 tuổi.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân sau khiến bạn dễ mắc bệnh:
- Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao.
- Hút thuốc lá
- Uống rượu
- Lười vận động

- Bị stress thường xuyên.

                                                Thái Phong (T.H) 
  Xem: http://soha.vn/song-khoe/ke-giau-mat-co-the-gay-ung-thu-nhieu-nguoi-mac-nhung-chu-quan-20150718090538969.htm

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Phát hiện NGUYÊN NHÂNgiúp UNG THƯ DI CĂN


            Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã nhận diện được một phân tử then chốt giúp ung thư có thể di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể, mở đường cho sự ra đời của những phương pháp chữa trị ung thư mới.


Phân tử DNA-PKcs được phát hiện giữ vai trò then chốt trong việc kích hoạt các khối u ung thư di căn khắp cơ thể. Ảnh minh họa: Corbis
          Ung thư là một căn bệnh sống dựa vào sự phát triển của tế bào. Trong hầu hết các trường hợp, các khối u chỉ trở nên nguy hiểm chết người một khi chúng đã di căn hoặc lan truyền từ vị trí ban đầu tới những phần khác trong cơ thể.
         Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) hiện tuyên bố, họ vừa khám phá ra một phân tử đơn lẻ, dường như là "yếu tố then chốt" thúc đẩy sự di căn ở bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
          Giáo sư, tiến sĩ tiết niệu Karen Knudsen, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Tìm ra một cách tạm dừng hoặc ngăn chặn sự di căn ung thư đã được chứng minh là rất khó. Chúng tôi phát hiện, một phân tử có tên gọi DNA-PKcs có thể mang tới một phương tiện triệt hạ những con đường phát triển chính yếu, kiểm soát sự di căn trước khi quá trình này bắt đầu".
         Sự di căn được coi là giai đoạn cuối của ung thư. Khối u trải qua hàng loạt thay đổi về ADN - đột biến - khiến các tế bào di động hơn, cho phép chúng xâm nhập vào đường máu. Các tế bào cũng trở nên "nhớt dính" hơn, giúp chúng neo bám vào các vị trí mới, chẳng hạn như xương, phổi, gan hoặc não.
         Những quá trình dẫn đến sự di căn rất phức tạp, bao gồm nhiều chuỗi phản ứng hóa sinh khác nhau, nhưng nghiên cứu mới chỉ ra rằng, chỉ một phân tử nằm ở vị trí cội rễ của rất nhiều trong số chúng. Phân tử đó là DNA-PKcs, một kinaza sửa chữa ADN.
Kinaza là một dang enzym chuyên tái gắn các dải ADN bị đứt gãy hoặc đột biến trong một tế bào ung thư, đóng vai trò như chất keo đối với nhiều mảnh đứt vỡ của ADN, do đó duy trì sự sống cho một tế bào thông thường cần phải tự hủy.
        Các nghiên cứu trước đây cho thấy, DNA-PKcs có liên quan đến việc kháng điều trị ở bệnh ung thư tuyến tiền liệt, một phần vì nó sẽ sửa chữa các tổn thương thường đe dọa sự sinh tồn của các khối u, do xạ trị và các phương pháp chữa trị khác gây ra.
         Trong nghiên cứu mới, giáo sư Knudsen và các cộng sự khám phá ra rằng, DNA-PKcs còn có các vai trò khác, vươn xa hơn ở bệnh ung thư: đảm nhận vị trí điều phối then chốt của một mạng lưới kích hoạt toàn bộ các quá trình di căn. Đặc biệt, DNA-PKcs điều biến một enzym khác, cho phép nhiều tế bào ung thư trở nên di động cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình trọng yếu khác như sự di trú và xâm nhập tế bào.
          Thông qua các thử nghiệm ở chuột mang bệnh giống ung thư tuyến tiền liệt ở người, nhóm của tiến sĩ Knudsen chứng minh, họ có thể vô hiệu hóa sự di căn của các khối u ác tính bằng cách sử dụng các yếu tố ức chế sự sản sinh hoặc hoạt động chức năng của DNA-PKcs. Ngoài ra, chất ức chế DNA-PKcs cũng làm giảm quy mô khối u nói chung ở các vị trí di căn.
           Khi phân tích các mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy, sự gia tăng lượng kinaza DNA-PKcs là dấu hiệu mạnh mẽ giúp phỏng đoán các quá trình di căn đang phát triển và kết quả điều trị kém.
           Các nhà nghiên cứu hy vọng, khám phá mới sẽ giúp họ đạt được mục tiêu phát triển một loại thuốc có thể ngăn chặn các khối u ung thư tuyến tiền liệt lây lan. Nhóm cũng kỳ vọng, khám phá rốt cuộc sẽ mở đường cho sự ra đời của những phương pháp điều trị hiệu quả mới đối với các dạng ung thư khác.

                                                                                    Tuấn Anh(Theo Daily Mail)


Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Bài thuốc về trái đậu bắp chữa bệnh tiểu đường

        Lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.

Giải thích công dụng của bài thuốc:
        Theo nghiên cứu khoa học chất nhầy trong đậu bắp chứa thành phần chất xơ hoà tan và những hoạt chất quan trọng khác nên có thể đã cho tác dụng ổn định đường huyết. Một số tài liệu y khoa cũng đã kết luận chất xơ hoà tan có tác dụng tốt trong ổn định đường huyết. Chất nhầy trong đậu bắp tiết ra thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân trái và dễ hoà tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hoà tan vào nước biểu thị rõ bằng độ sánh trong nước tăng lên. Lượng chất nhầy trong trái non cao hơn nhiều so với thân hay lá.