Vị trí và hình dạng
tuyến tụy bình thường ở người trưởng thành
Khoa học đang hi vọng ra một test
chuẩn đoán sớm được ung thư tuyến tuỵ, một bệnh mà hiện nay thường chỉ có thể
phát hiện muộn và thời gian sống của bệnh nhân chỉ còn dưới 12 tháng.
Hiện nay, bệnh ung thư tuyến tụy
(pancreatic ductal adenocarcinoma=PDAC) thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn
muộn, và thời gian sống của bệnh nhân chỉ còn dưới 12 tháng.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa
học MIT tại Viện Dana-Farber Cancer Institute cho thấy, có một dấu hiệu sớm của
bệnh ung thư tuyến tụy liên quan đến các chất chuyển hóa lưu thông trong máu
(circulating metabolites).
Công trình vừa được đăng tải trên
Nature Medicine ngày 28.9 2014.
Theo đó, nghiên cứu trên nhóm bệnh
nhân ung thư tuyến tụy và nhóm control cho thấy, sự tăng lượng amino acid chuỗi
nhánh (branched-chain amino acids=BCAAs) trong máu liên hệ với sự tăng gấp đôi
nguy cơ bị ung thư tuyến tụy trong tương lai.
Sự tăng nguy cơ này độc lập với các
nhân tố tiền tiếp xúc đã biết.
Điều này dẫn đến giả thiết rằng: sự
tăng lượng BCAA là do sự hiện diện của ung thư tuyến tụy sớm.
Giả thiết này đã được xác nhận bằng
các nghiên cứu trên chuột của Vander Heiden et al (MIT).
Các nhà khoa học tìm ra rằng, sự
tăng BCAA này là do các mô cơ bị phá hủy và giải phóng các BCAA vào máu.
Nghiên cứu này mở ra hy vọng
phát triển một test chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn sớm.
Huy Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét