Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Bí Quyết giúp Ngăn Ngừa, Điều Trị và Chiến Thắng Bệnh Tiểu Đường

        Với nền văn minh công nghệ ngày càng tiên tiến, bệnh tiểu đường được gọi là ” bệnh của người giàu”, đang dần làm xói mòn sức khỏe con người. Từ những trẻ em 7 tuổi đến trung niên, người cao tuổi, đều có khả năng vì những thói quen sinh hoạt không tốt mà bị vướng vào bệnh tiểu đường từ lúc nào không biết.
        Một khi đã mắc bệnh tiểu đường liền bắt buộc sẽ phải làm bạn với thuốc cả đời, vì vậy người người đều sợ căn ” bệnh của người giàu” này. Thật ra, phần lớn bệnh tiểu đường đều có thể được ngăn chặn, các chuyên gia cho rằng “95% những người bị bệnh tiểu đường đã thuộc tiểu đường type 2 ( trước đây gọi là bệnh tiểu đường của người thành niên), chủ yếu là do lối sống không lành mạnh và các yếu tố di truyền”.
       Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh là cách tốt nhất để đối phó với bệnh tiểu đường, đó mới là không mắc bệnh. Bốn thế hệ hành nghề y học cổ truyền Trung Hoa tại Mỹ, bang Maryland ( Rockville ), tại phòng khám và điều trị của mình, bác sĩ Tạ Trưởng Hồng tin rằng thực phẩm chính là phương thuốc tốt nhất, đó là cốt lõi trong công tác phòng chống bệnh tiểu đường. Ông nói ” bệnh từ miệng vào, hầu hết các bệnh nhân đều do “ăn” mà sinh bệnh. Bác sĩ tốt nhất là chính mình, bệnh viện tốt nhất là nhà bếp, và thuốc uống tốt nhất chính là thức ăn.”

Bệnh tiểu đường đã đến giới hạn không kiểm soát được
      Tại sao số lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lại đi đến bước không thể kiểm soát được? Gần đây một tạp chí Mỹ đã giải đáp và cho ra câu trả lời, bởi vì hầu hết mọi người không học cách kiểm soát lượng đường trong máu ngay trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thật ra, trong cuộc sống hàng ngày chỉ cần bạn tuân theo 11 bí quyết này mà thực hiện, điều đó sẽ có thể giúp bạn sẽ không mắc bệnh tiểu đường trong cả cuộc đời.

Bí quyết 1: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
      Trong một nghiên cứu về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường được thực hiện tiến hành đối với phụ nữ ở Thượng Hải -Trung Quốc, đã thấy rằng nếu như con người tiêu thụ hàng ngày 50g gạo lứt thay cho gạo trắng, điều đó sẽ giúp làm giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
      Điều này được hiểu rằng ngũ cốc có chứa hemicellulose và cellulose, carbohydrate có một tác dụng ức chế rất mạnh sự hấp thụ glucose, do đó có thể ức chế được sự tăng đường huyết sau khi ăn. Vì vậy các chuyên gia khuyên rằng nên chọn ngũ cốc có nhãn “chất xơ ” trên bao bì.

Bí quyết 2: Uống hai muỗng giấm trước khi ăn thịt
       Nghiên cứu tại trường đại học Mỹ phát hiện ra rằng nếu uống 2 muỗng (thìa) giấm trước khi ăn thức ăn béo và uống các loại thực phẩm giàu năng lượng khác, thì có thể làm giảm lượng đường trong máu cực lớn. Nếu như bạn không có thói quen uống giấm, có thể đổi uống trực tiếp bằng cách cho lượng giấm vào salad để ăn.

Bí quyết 3: Quế có thể làm giảm lượng đường trong máu
       Nghiên cứu theo dõi và quan sát tại Đức trong vòng 4 tháng đã cho thấy, quế có thể làm giảm lượng đường trong máu lên đến 10%. Nó có chứa một lượng lớn các chất phytochemical polyphenol, có thể tăng cường sự nhạy cảm của tế bào với insulin, cải thiện sự trao đổi chất glucose,và cuối cùng đạt được một sự cân bằng lượng đường trong máu. Thông thường trong khi nấu ăn hoặc pha chế nước trái cây chúng ta có thể thêm 1/4 thìa bột quế, nhưng đừng nên ăn quá nhiều để tránh hỏa nhiệt.

Bí quyết 4 : Không ăn thức ăn nhanh (fast food)
        Nghiên cứu ở Mỹ đã phát hiện ra rằng ăn thức ăn nhanh mỗi tuần từ 2 lần trở lên, tuyến tụy sẽ tiết ra chỉ một nửa lượng insulin thiết yếu. Với thị trường tràn ngập đồ ăn với nhiều chất béo, hàm lượng đường cao, đồ ăn chế biến sẵn hay các đồ ăn vặt đã trở thành một loại thức ăn hay được sử dụng dành cho trẻ em. Báo cáo “Tập san sự trao đổi chất của các tế bào” đã chỉ ra rằng, đồng hồ sinh học của con người và sự trao đổi chất trong cơ thể là một hệ thống kết hợp hoạt động chung, các loại thực phẩm nhiều chất béo có thể làm nhiễu loạn đồng hồ sinh học của con người, gây ra một loạt các phản ứng ảnh hưởng đến nhiều chức năng trao đổi chất, qua đó thúc đẩy sự phát triển của bệnh tiểu đường và béo phì.

Bí quyết 5: Thư giãn để giảm bớt căng thẳng
        Áp lực sẽ khiến cho người bệnh tăng cao lượng đường huyết trong máu, vì vậy cần có thời gian thích hợp và kịp thời để thư giãn và giảm bớt căng thẳng. Tiến sĩ Richard (Richard Surwit) – chủ nhiệm khoa tâm lý học thuộc Đại học y khoa Duke đã chỉ ra rằng, khi có áp lực, cơ thể con người sẽ đi vào trạng thái được gọi là “chiến đấu hoặc chạy trốn”, lượng đường trong máu tăng cao để sẵn sàng đối phó với bất kỳ hành động nào. Nếu tại thời điểm này các tế bào không thể hấp thụ insulin, lượng đường trong máu sẽ bị tích tụ lại, đồng thời trong thời gian lâu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên. Ngoài việc dành thời gian nghỉ ngơi ra, các chuyên gia khuyên rằng trước khi làm bất cứ điều gì thì tốt nhất nên hít thở 3 lần thật chậm và sâu trước tiên sẽ giúp giảm áp lực.

Bí quyết 6: Cố gắng ăn ít thịt đỏ
       Trong một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Brigham (Brigham và bệnh viện phụ nữ) được thực hiện với 3 vạn 7 nghìn phụ nữ đã chỉ ra, đối với những người một tuần ăn 5 lần thịt đỏ so với người ăn không đến 1 lần mỗi tuần thì xác suất những người ăn thịt đỏ nhiều hơn sẽ dễ mắc bệnh tiểu đường type 2 tăng 29%.

Bí quyết 7 : Thời gian ngủ vừa phải
       Nghiên cứu Đại học Yale đối với 1709 nam giới đã chỉ ra rằng với những người ngủ ít hơn sáu giờ một ngày, xác suất mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng 2 lần, nhưng nếu ngủ nhiều hơn tám giờ mỗi ngày thì xác suất cũng sẽ tăng gấp 3 lần. Trợ lý giáo sư Y khoa thuộc khoa nội – khoang ngực Đại học Yale, Tiến sĩ Klar Yaggi đã đề cập đối với những phụ nữ đang ngủ quá ít hoặc quá nhiều có thể dẫn đến hệ thống thần kinh ở trong trạng thái cảnh báo, và can thiệp vào sự kiểm soát nội tiết tố của lượng đường trong máu.

Bí quyết 8 : Giảm 5% trọng lượng
         Các chuyên gia cho rằng ngay cả khi bạn đang rất béo phì, nhưng chỉ cần bạn có thể giảm 5% cân nặng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ có thể giảm tới 70%.

Bí quyết 9 : Cố gắng không để sống một mình
         “Tập san chăm sóc người mắc bệnh tiểu đường” (Diabetes Care) nghiên cứu chỉ ra rằng thông qua một cuộc khảo sát đối với 460 phụ nữ ở độ tuổi từ 50-64 sống đơn độc một mình, điều tra cho thấy xác suất số người mắc phải bệnh tiểu đường ở những phụ nữ này tăng 2,5 lần.

Bí quyết 10 : Đi bộ nhiều, ít ngồi xe lại
         Nghiên cứu Phần Lan cho biết mỗi ngày chỉ cần vận động 35 phút, tổng cộng khoảng 4 giờ một tuần, thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể giảm tới 80%. Bình thường hãy đi lên lầu bằng cầu thang thay vì cố gắng đi bằng cầu thang máy. Bạn có thể đi bộ để tới đích chứ tuyệt đối không nên đi xe. Mỗi ngày sau bữa ăn nên đi bộ nhanh gần nhà mình.

Mẹo 11: Ăn ít thực phẩm chế biến
        Nghiên cứu cho thấy rằng nếu mỗi tuần ăn thịt jam bông hay xúc xích hơn 5 lần trở lên, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 43%, thủ phạm chính gây nên chính là chất phụ gia được thêm vào trong quá trình chế biến thức ăn.

Phòng chống bệnh tiểu đường ngay từ khi thai kỳ bắt đầu
       Các bà mẹ cần lưu ý rằng chế độ ăn uống của họ có thể nuôi dưỡng một thế hệ tiếp theo khỏe mạnh. Do đó chế độ ăn uống của người phụ nữ mang thai chủ yếu phải không có các chất phụ gia nhân tạo và hoàn toàn thiên nhiên, ít đường, ít mỡ, cố gắng duy trì chế độ cho con bú bằng sữa mẹ sau khi em bé được chào đời. Tập thói quen thể dục cho bé từ khi còn nhỏ để tiêu thụ lượng calo dư thừa. Trong khi đó , ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng, lựa chọn các thành phần rau quả tươi, không để trẻ em trưởng thành bởi thói quen ăn thức ăn chiên, thức ăn nhanh và thói quen ăn uống xấu khác để tránh béo phì và cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.


                                                                               Bởi: Chu Văn, Dajiyuan

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Nước dừa và những lợi ích với sức khỏe con người


Chắc hẳn bạn đã từng thưởng thức hương vị thơm mát, ngọt dịu của nước dừa.

         Cây dừa được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dương, châu Phi và vùng Caribe. Từ cùi dừa, nước dừa, dầu dừa hay nước cốt dừa đều được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm hay làm đẹp cho con người. Dừa được biết đến là loại thực phẩm tốt cho con người, giúp giải khát trong những ngày hè, nhưng những lợi ích của nước dừa đối với sức khỏe sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ.
         Trong trái dừa non hay dừa già đều có nước. Trong đó có chứa 95% nước, phần còn lại của nước dừa là sự kết hợp của đường, protein và một số khoáng chất bao gồm canxi, magie và một lượng lớn kali (105mg/100g). Ngoài ra trong nước dừa còn tìm thấy vitamin nhóm B như B1,2,3,5,6 và B9.
         Nhờ lượng kali và khoáng chất khác như canxi, magie trong nước dừa mà bạn có thể sử dụng nước dừa như một chất điện giải, bổ sung nước cho cơ thể sau khi bị nôn mửa, tiêu chảy…
        Kinetin (hooc môn thực vật) trong nước dừa có tác dụng chống lão hóa rất tốt và được sử dụng trong mỹ phẩm để đảo ngược tác dụng của ánh nắng mặt trời trên da. Axit lauric trong nước dừa có tác dụng cân bằng độ pH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, giữ ẩm cho da.
       Nước dừa có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Do kinetin cũng có tác dụng chống lại sự hình thành của các cục máu đông, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và đau tim. Với những người huyết áp cao thường có lượng kali thấp thì việc uống nước dừa sẽ giúp điều hòa huyết áp.
       Một cytokine là Trans zeatin, được tìm thấy trong nước dừa có tác dụng ngăn chặn các enzyme phân hủy acetylcholine, một chất truyền thần kinh quan trọng. Acetylcholine cần thiết cho giấc ngủ, chức năng cơ bắp và thần kinh. Vì thế uống nước dừa sẽ giúp điều trị bệnh Alzheimer hay bệnh mất trí nhớ.
       Nước dừa cũng là lựa chọn cao cho việc thay thế chất lỏng và khoáng chất mà cơ thể mất đi trong quá trình họat động thể chất. Vì thế các vận động viên luôn dùng nước dừa để phục hồi sau các bài tập.

                                                                                          Depplus/MASK